Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Giấu của (Trích Quẫn - Lộng Chương) SVIP
GIẤU CỦA
(Trích Quẫn)
Lộng Chương
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG
1. Đọc:
2. Tìm hiểu chung
a. Tác giả:
- Năm 1939, ông tốt nghiệp ngành hóa chất vào làm "hóa nghiệm" tại phòng kiểm soát xuất cảng, Sở Tổng Thanh tra Nông súc, tại Hà Nội.
Từ cuối Thập niên thứ 3 (Thế kỷ XX) ông tham gia chơi kịch tại các nhóm kịch tài tử: Ban kịch Hà Nội, Nhóm kịch Thế Lữ… Những năm 1940 ông tham gia Ban kịch Bình Dân thuộc Nha Bình Dân Học Vụ. Khi Hà Nội bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Lộng Chương cùng Ban kịch Bình Dân lưu diễn trên vùng Việt Bắc.
Trong kháng chiến chống Pháp, Lộng Chương từng tham gia Ban Biên tập Báo Công Dân (Nam Định), tổ chức và phụ trách "Nhóm kịch Công Dân"; công tác trong Ban biên tập báo Phản Công (Thái Bình); là Chi hội phó Chi hội Văn hóa, đảm nhiệm Nhóm Văn nghệ Hải Kiến; công tác tại Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn (Phân hiệu II Trung bộ), làm Đội trưởng Đội công tác Văn nghệ; "đặc trách" tập hợp lực lượng và tổ chức thành lập Đoàn Văn công Liên khu III.
- Quẫn là vở hài kịch gồm năm hồi, lấy chủ đề từ câu chuyện công tư hợp doanh của nhà nước Việt Nam, thuộc thời kỳ đầu xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa trên miền Bắc, sau hòa bình lập lại năm 1954.
- Tóm tắt vở kịch: Quẫn thể hiện một vấn đề mang đậm tính thời sự của xã hội miền Bắc Việt Nam những năm 60 của thế kỉ XX. Trước chủ trương công tư hợp doanh, các thành viên trong gia đình nhà tư sản dân tộc Đại Cát có những suy nghĩ khác nhau. Ông bà Đại Cát tìm mọi cách để che giấu và tẩu tán khối gia sản tích cóp được lâu nay, trước khi chuyển xưởng dệt của gia đình thành xưởng dệt công tư hợp doanh. Hai ông bà một mặt giấu vàng sau mấy bức ảnh trong phòng khách, mặt khác di sắm sửa của hồi môn cho con gái để tẩu tán tài sản. Mẹ Đại Cát - cụ Đại Lợi và em gái Đại Cát - bà Đại Hưng biết tin này, cũng đòi được chia tài sản. Con gái Đại Cát là Thúy Trinh và người yêu cô - Hùng là những thanh niên hăng hái tham gia lao động kiến thiết, tin tưởng vào đường lối phát triển kinh tế của nhà nước.
U Trinh - người làm công trong gia đình, tình cờ biết được chỗ hai ông bà Đại Cát giấu của, đã mách với Thúy Trinh và Hùng. Cuối cùng, Thúy Trinh và người yêu đã thuyết phục được cha mẹ chấp thuận không "giấu của" nữa. Ông bà Đại Cát cũng nhận ra rằng mình đã "quẫn".
Đến nay, mặc dù đường lối phát triển kinh tế của đất nước đã đổi khác và vấn đề xã hội được đặt ra trong Quẫn đã không còn tính thời sự, nhưng giá trị của tác phẩm này ở phương diện nghệ thuật hài kịch vẫn được giới chuyên môn và đông đảo khán giả, độc giả khẳng định.
- Giấu của là đoạn trích từ Cảnh vào trò của vở hài kịch Quẫn.
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
1. Các yếu tố hài kịch của văn bản Giấu của
- Nhân vật:
+ Lời nói: thể hiện sự lúng túng của ông bà Đại Cát, gây hiểu lầm, tạo ra những tràng cười.
+ Cử chỉ và hành động: được phóng đại, gây tương phản, tạo nghịch lý.
+ Trạng thái “quẫn” trong đoạn trích: đây là trạng thái do hai nhân vật tự tạo ra, tự mình làm khổ mình.
- Xung đột:
+ Lí tưởng: công tư hợp doanh để phát triển kinh tế đất nước.
+ Thực tế: chỉ muốn bảo toàn khối tài sản của cá nhân tích góp được, tìm mọi cách để che giấu tẩu tán.
- Lời chỉ dẫn sân khấu:
+ Là những lời chú thích ngắn gọn của tác giả biên kịch (thường để trong ngoặc đơn) nhằm hướng dẫn, gợi ý về cách bài trí, xử lí âm thanh, ánh sáng, việc vào – ra sân khấu của diễn viên thủ vai nhân vật cùng trang phục, hành động, cử chỉ, cách nói năng của họ…
=> Lời chỉ dẫn sân khấu trong Giấu của - Lộng Chương đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện nội dung, chủ đề và thể loại của vở kịch. Lời chỉ dẫn sân khấu giúp tạo ra hiệu ứng sân khấu ấn tượng, thu hút khán giả và truyền tải thông điệp của vở kịch một cách hiệu quả.
- Thủ pháp trào phúng và ngôn từ:
+ Tạo tình huống “quẫn”.
+ Phóng đại cử chỉ, điệu bộ.
+ Tạo tương phản gây cười.
+ Ngôn từ tăng cường tính trào phúng.
2. Chủ đề, tư tưởng của văn bản
- Cách nhìn nhận vấn đề thời sự đặt ra trong tác phẩm có thể đã thay đổi theo thời gian, nhưng những suy tưởng mà nó gợi ra vẫn có giá trị trong thời hiện tại. Chẳng hạn, con người không nên đi ngược lại những chuẩn mực chung của tập thể và xã hội. Tỉnh táo để tránh tự mình làm khó mình, khiến mình rơi vào tình thế “quẫn”.
- Đoạn trích phản ánh cảnh sống chân thực của giai cấp tư sản và bất cập trong chính sách quản lý của nhà nước ở giai đoạn lịch sử cụ thể. Nhiều thương gia rơi vào túng quẫn, khánh kiệt trước chính sách công tư hợp doanh của nhà nước.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung:
2. Nghệ thuật:
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây