Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Giáo dục khai phóng ở Việt Nam nhìn từ Đông Kinh Nghĩa Thục (Phần 2) SVIP
Giáo dục khai phóng ở Việt Nam nhìn từ Đông Kinh Nghĩa Thục
Nguyễn Nam
II. Khám phá văn bản
3. Dữ liệu sơ cấp và thứ cấp
- Để chứng minh cho những điểm nhấn then chốt của Đông Kinh Nghĩa Thục, tác giả sử dụng những dữ liệu thứ cấp:
+ Sách Đông Kinh Nghĩa Thục của Đào Trinh Nhất: bị cấm trên toàn cõi An Nam từ năm 1937.
+ Các bài viết của Hoa Bằng rải rác trên báo chí.
+ Cuốn sách Đông Kinh Nghĩa Thục chưa được in chính thức của Hoa Bằng.
=> Những dữ liệu này cho thấy các thư tích, khảo cứu về Đông Kinh Nghĩa Thục rất ít ỏi, bị chính quyền kiểm duyệt chặt chẽ, phần nào cho thấy sự trấn áp của chính quyền thực dân đối với phong trào này, đồng thời thể hiện những nỗ lực của giới học giả đầu thế kỉ nhằm bảo vệ, khẳng định đóng góp của Đông Kinh Nghĩa Thục. Qua đó làm nổi bật mối quan hệ đối kháng giữa sự thống trị của quyền lực thực dân và sự kháng cự của giới trí thức Việt Nam, trong bối cảnh xã hội thuộc địa. Điều này làm nổi bật tính chất dân chủ, tinh thần yêu nước ẩn chứa trong các hoạt động, phong trào.
- Để chứng minh cho tinh thần khai phóng của Đông Kinh Nghĩa Thục dục khai phóng ở Việt Nam nhìn từ Đông Kinh Nghĩa Thục, tác giả cũng sử dụng kết hợp hai dữ liệu thứ cấp:
+ Dữ liệu 1: Nhận định của Giám học Nguyễn Quyền về Đông Kinh Nghĩa Thục: Đây là thông tin được trích dẫn trong cuốn sách Đông Kinh Nghĩa Thục của Đào Trinh Nhất, thể hiện cái nhìn, đánh giá mang tính chất cá nhân của người đương thời về Đông Kinh Nghĩa Thục.
+ Dữ liệu 2: Tác phẩm khuyết danh Văn minh tân học sách - là cương lĩnh giáo dục, thể hiện chủ trương, đường lối, nguyên tắc hoạt động của Đông Kinh Nghĩa Thục.
=> Hai dữ liệu này cho thấy tinh thần khai phóng hiện đại của Đông Kinh Nghĩa Thục toát lên từ mọi hoạt động, phương diện của trường: sự đa dạng trong cách sử dụng văn tự, sự bình đẳng giới, tinh thần thực tiễn, tính chất trách nhiệm, tinh thần sáng tạo, tự do và cởi mở... Việc kết hợp hai dữ liệu, từ hai điểm nhìn khác nhau tạo nên sự tương hỗ và cái nhìn đa chiều, khách quan về một hiện tượng lịch sử.
4. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
* Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong văn bản:
(1) Hình ảnh căn nhà riêng của cụ Lương Văn Can và căn nhà từng là cơ sở dạy học của Đông Kinh Nghĩa Thục.
- Hình ảnh căn nhà riêng của cụ Lương Văn Can giúp người đọc nhận thức được vai trò của cụ Lương Văn Can trong phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục.
(2) Hình chụp bìa sách Đông Kinh Nghĩa Thục của Đào Trinh Nhất
- Tác dụng: Minh họa cho thông tin về cuốn sách Đông Kinh Nghĩa Thục được đề cập bên trên, đồng thời cung cấp thêm thông tin minh họa (hình ảnh chân dung) về nhân vật Hoàng Thúc Trâm (bút danh là Mai Lâm).
(3) Hình chụp quyết định cấm các tác phẩm về Đông Kinh Nghĩa Thục và Đời cách mệnh Phan Bội Châu
- Tác dụng: Minh họa cho thông tin về quyết định cấm các tác phẩm về Đông Kinh Nghĩa Thục, từ đó cho thấy chế độ kiểm duyệt thời Pháp thuộc rất nghiêm ngặt và không khí chính trị, xã hội nặng nề ở thời kì đầu thế kỉ XX.
* Tác dụng của các phương tiện phi ngôn ngữ:
- Minh họa, làm rõ các thông tin được biểu đạt bằng các phương tiện ngôn ngữ.
- Cung cấp thông tin quan trọng mà các phương tiện ngôn ngữ không thể biểu đạt, từ đó giúp trực quan hóa thông tin để người đọc nắm bắt thông tin một cách đầy đủ, đa chiều hơn.
5. Quan điểm của tác giả
- Các chi tiết chứa đựng nhận xét, đánh giá của tác giả:
Đông Kinh Nghĩa Thục là một trong những cải cách quan trọng nhất trong lịch sử giáo dục Việt Nam
Thời gian tồn tại ngắn ngủi của Đông Kinh Nghĩa Thục trong vòng khoảng mười tháng tỉ lệ nghịch cực đại với ảnh hưởng sâu rộng của ngôi trường này đối với truyền thống giáo dục Việt Nam nói riêng, và đối với sự phát triển theo định hướng mới của xã hội Việt Nam nói chung.
Hẳn là nguyên nhân chính khiến chính quyền thực dân Pháp quyết định đóng cửa Đông Kinh Nghĩa Thục ... chờ dịp bùng phát trong cả nước.
=> Những nhận xét, đánh giá đó của tác giả được chứng minh làm rõ bằng các dữ liệu khách quan, đáng tin cậy. Các dữ liệu đều được chú thích rõ nguồn gốc. Ngoài các thông tin trong văn bản viết còn có các thông tin dưới dạng ảnh chụp, làm gia tăng độ tin cậy của thông tin, các trích dẫn đều được chú thích rõ ràng về nguồn gốc.
III. Tổng kết
1. Nội dung
Văn bản cung cấp thông tin về phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục: bối cảnh ra đời, tính chất khai phóng, ưu và nhược điểm. Từ đó cho thấy tác động của phong trào đến văn hóa, xã hội, chính trị Việt Nam thời bấy giờ và đề cao vai trò của nền giáo dục đối với con người.
2. Nghệ thuật
- Văn bản mang tính chất khảo cứu lịch sử, kết hợp linh hoạt các phương thức biểu đạt.
- Sử dụng kết hợp yếu tố phi ngôn ngữ có giá trị lịch sử cao.
- Đan xen các từ ngữ thể hiện rõ quan điểm của người viết về vấn đề.
- Kết hợp bằng chứng, dữ liệu đáng tin cậy.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây