Bài học cùng chủ đề
- Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình
- Giải hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn
- Giải hệ phương trình bằng phương pháp thế
- Giải hệ phương trình bằng phương pháp cộng đại số
- Giải toán bằng cách lập hệ phương trình (phương pháp chung)
- Giải toán bằng cách lập hệ phương trình (bài toán chuyển động)
- Giải toán bằng cách lập hệ phương trình (bài toán năng suất)
- Giải hệ hai phương trình bằng phương pháp thế
- Giải hệ hai phương trình bằng phương pháp cộng đại số
- Giải hệ hai phương trình kết hợp các phương pháp
- Phương pháp chung để giải toán bằng cách lập hệ phương trình
- Bài toán về số lượng hoặc cấu tạo số, mối liên hệ giữa các số
- Bài toán năng suất, làm chung - làm riêng
- Bài toán chuyển động
- Bài toán tỉ số, tỉ số phần trăm
- Bài toán chứa yếu tố hình học
- Phiếu bài tập tuần. Giải hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn
- Phiếu bài tập tuần. Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Giải hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn SVIP
1. PHƯƠNG PHÁP THẾ
Cách giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn bằng phương pháp thế:
Bước 1. Thế
Từ một phương trình của hệ đã cho, ta biểu diễn một ẩn theo ẩn kia rồi thế vào phương trình còn lại của hệ để được phương trình một ẩn.
Bước 2. Giải phương trình một ẩn
Giải phương trình (một ẩn) nhận được ở Bước 1 để tìm giá trị của ẩn đó.
Bước 3. Tìm ẩn còn lại, kết luận
Thế giá trị vừa tìm được của ẩn đó ở Bước 2 vào biểu thức biểu diễn một ẩn theo ẩn kia ở Bước 1 để tìm giá trị của ẩn còn lại. Từ đó, ta tìm được nghiệm của hệ phương trình đā cho.
Ví dụ 1. Giải hệ phương trình $\left\{\begin{aligned}&2x-y=3 \, \, \, (1)\\ &x+2y=4 \, \, \, (2)\\ \end{aligned}\right.$.
Lời giải
Từ phương trình $(1)$ ta có $y = 2x - 3$
Thế vào phương trình $(2)$ ta được:
$x + 2(2x - 3) = 4$
$5x - 6 = 4$
$x = 2$
Thay trở lại $(1)$ ta có $y = 2.2 - 3 = 1.$
Vậy hệ phương trình đã cho có nghiệm $(2 ; 1)$.
Ví dụ 2. Giải hệ phương trình $\left\{\begin{aligned}&3x + 12y = -5 \, \, \, (1) \\ &x + 4y = 3 \, \, \, (2)\\ \end{aligned}\right.$.
Lời giải
Từ phương trình $(2)$ ta có: $x = 3 - 4y$
Thay vào phương trình $(1)$, ta được: $3(3 - 4y) + 12y = -5$
$9 - 12y + 12y = -5$
$0y = -14$. $(3)$
Do đó, phương trình $(3)$ vô nghiệm.
Vậy hệ phương trình đã cho vô nghiệm.
Ví dụ 3. Giải hệ phương trình $\left\{\begin{aligned}&12x – 4y = -16 \, \, \, (1) \\& 3x – y = -4 \, \, \, (2)\\ \end{aligned}\right.$.
Lời giải
Từ phương trình $(2)$ ta có: $y = 3x + 4$
Thay vào phương trình $(1)$, ta được: $12x - 4(3x + 4) = -16$
$12x - 12x - 16 = -16$
$0x = 0$ $(3)$
Do đó, phương trình $(3)$ có vô số nghiệm.
Vậy hệ phương trình đã cho có vô số nghiệm.
Chú ý
Hệ phương trình bậc nhất hai ẩn có thể có nghiệm duy nhất hoặc vô nghiệm hoặc vô số nghiệm.
2. PHƯƠNG PHÁP CỘNG ĐẠI SỐ
Cách giải hệ phương trình bằng phương pháp cộng đại số
Để giải một hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn có hệ số của cùng một ẩn nào đó trong hai phương trình bằng nhau hoặc đối nhau, ta có thể làm như sau:
Bước 1. Cộng hay trừ từng vế của hai phương trình trong hệ để được phương trình chỉ còn chứa một ẩn.
Bước 2. Giải phương trình một ẩn vừa nhận được, từ đó suy ra nghiệm của hệ phương trình đã cho.
Ví dụ 4. Giải hệ phương trình $\left\{\begin{aligned}&-2x + 5y = 12 \\ &2x + 3y = 4\\ \end{aligned}\right.$.
Lời giải
Cộng từng vế hai phương trình ta được $8y = 16$, suy ra $y = 2$.
Thế $y = 2$ vào phương trình thứ hai ta được $2x + 3 . 2 = 4$
hay $2x = -2$, suy ra $x = -1$.
Vậy hệ phương trình đã cho có nghiệm là $(-1 ; 2)$.
Ví dụ 5. Giải hệ phương trình $\left\{\begin{aligned}&3x + 2y = 4 \, \, \, (1)\\ &-2x + 3y = -7 \, \, \, (2)\\ \end{aligned}\right.$.
Lời giải
Nhân hai vế của phương trình $(1)$ với $2$ và nhân hai vế của phương trình $(2)$ với $3$, ta được hệ phương trình sau:
$\left\{\begin{aligned}&6x + 4y = 8 \, \, \, (3)\\& -6x + 9y = -21 \, \, \, (4)\\ \end{aligned}\right.$.
Cộng từng vế hai phương trình $(3)$ và $(4)$, ta được phương trình:
$13y = -13$
Giải phương trình $13y = -13$, ta có: $y = -1$.
Thế giá trị $y = -1$ vào phương trình $(1)$, ta được phương trình:
$3x + 2 . (-1) = 4$
$3x - 2 = 4$
$x = 2$.
Vậy hệ phương trình đã cho có nghiệm $(x ; y) = (2 ; -1).$
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây