Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đọc: Tự tình (bài 2) SVIP
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Hồ Xuân Hương (1772 - 1822) là một nữ thi sĩ người Việt Nam sống ở giai đoạn cuối thế kỉ XVIII và đầu thế kỉ XIX.
- Bà là người sống cùng thời với Nguyễn Du. Đó là một thời kì đầy biến động khiến con người trở nên nhỏ bé, đáng thương, khổ cực, đặc biệt là số phận người phụ nữ chìm nổi, bấp bênh.
- Cuộc đời Hồ Xuân Hương cũng chất chứa nhiều nỗi đắng cay:
+ Bản thân bà là con vợ lẽ nên có thân phận nhỏ bé, hèn mọn.
+ Tình duyên của bà cũng nhiều nỗi gian truân, lận đận, trắc trở. Hai lần lấy chồng đều làm lẽ và cả hai người chồng đều qua đời rất sớm.
- Hồ Xuân Hương đặc biệt hơn các nữ lưu cùng thời vì bà là người hiếu học, đi nhiều nơi và có cơ hội tiếp xúc với nhiều văn nhân.
- Năm 2021, bà cùng với nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu là hai nhà thơ Việt Nam được UNESCO vinh danh là "danh nhân văn hóa thế giới".
- Các tác phẩm của Hồ Xuân Hương hầu hết được viết bằng chữ Nôm và được sáng tác với phong cách thoát li khỏi những quan niệm sáng tác cố hữu vốn đề cao niêm luật chặt chẽ của thơ ca thời đó để cất lên tiếng nói cho người phụ nữ trong thời đại mình.
2. Tác phẩm
- Xuất xứ: nằm trong chùm thơ Tự tình gồm ba bài thơ.
- Chùm thơ Tự tình khắc họa cảnh ngộ éo le ngang trái cùng những nỗi niềm buồn tủi cay đắng của nữ sĩ về thân phận mình, về kiếp người nhỏ bé của người phụ nữ thời trung đại, đồng thời cũng khẳng định tiếng nói tự ý thức cùng cá tính độc đáo, đầy bản lĩnh của bà. Đó là thái độ phản kháng chế độ nam quyền và định kiến xã hội về nữ giới, cảm thông với thân phận người phụ nữ, tôn vinh vẻ đẹp hình thể, phẩm chất và bản lĩnh của họ. Không những vậy, tiếng nói ấy còn khẳng định, tán đồng và cổ vũ những khát vọng táo bạo, chính đáng của con người.
- Thể thơ:
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Đề tài, chủ đề của bài thơ
- Đề tài:
- Chủ đề:
2. Duyên phận trái ngang và ý thức cá nhân mạnh mẽ của người phụ nữ thời trung đại
a. Hai câu đề:
- Không gian:
- Thời gian: đêm dài.
- Trong không gian đêm khuya vắng lặng, tiếng gà gáy không chỉ báo hiệu sự chuyển canh mà còn nhấn mạnh nhịp bước của thời gian vũ trụ. Người phụ nữ trong không gian ấy đã trằn trọc, thao thức suốt đêm dài của chốn làng quê thanh vắng. Nhưng không gian yên ắng ấy chẳng giúp cho con người yên lòng mà an giấc, trái lại nó lại khiến cho người phụ nữ càng thêm trằn trọc và oán giận.
b. Hai câu thực:
- Nữ sĩ tạo ra hai hình ảnh hô ứng nhau là "mõ thảm" và "chuông sầu".
- Tiếng "mõ thảm", "chuông sầu" ở đây không phải âm thanh của hiện thực, vang vọng trong không gian khuya vắng, mà nó là âm thanh của thế giới nội tâm, là tiếng lòng người phụ nữ đang "cốc", "om", vang vọng trong tâm hồn. Và dường như âm thanh ấy cứ âm ỉ, lan tỏa và ngấm cả vào cảnh vật khiến cho người đeo sầu càng thêm sầu thảm, ai oán, buồn thương.
c. Hai câu luận:
- Nữ sĩ họ Hồ tiếp tục tạo ra những cặp đăng đối để bộc lộ tâm trạng:
+ "Trước nghe" đối với "Sau giận", "tiếng" hô ứng với "duyên", "rầu rĩ" (tâm trạng) đối với "mõm mòm" (trạng thái).
+ "Trước nghe" là nghe tiếng lòng vang vọng, là cảm những nỗi buồn tủi, xót xa cho hoàn cảnh của mình.
+ "Sau giận" là giận duyên phận đã để "mõm mòm" tức là độ quá lứa lỡ thì, chẳng còn phơi phới, trẻ trung như hồi xuân sắc.
- Có thể thấy, hai câu thơ này vừa là lời thương thân, cũng là tiếng thơ đồng cảm với những người phụ nữ đồng cảnh ngộ đã luống tuổi mà vẫn cô đơn lẻ bóng một mình.
d. Hai câu kết:
- Dù than thân trách phận vì "duyên để mõm mòm" song ở hai câu kết, nữ sĩ họ Hồ vẫn rất mạnh mẽ như thách thức lại với số phận mình.
+ Hai chữ "già tom" là nói về trạng thái già hẳn, chứ không phải là quá lứa lỡ thì nữa.
+ Dường như nữ sĩ vẫn ôm hi vọng, vẫn tin tưởng vào chính mình rằng bản thân có thể xoay chuyển được số phận và tìm được cho mình một "tài tử văn nhân" - một người xứng đôi vừa ý.
+ Hai câu thơ đã thể hiện thái độ bướng bỉnh, cá tính mạnh mẽ, bản lĩnh cứng cỏi trước số phận của nữ sĩ. Đó chính là ý thức cá nhân mạnh mẽ, cá tính độc đáo góp phần thể hiện chất thơ riêng biệt của "Bà chúa thơ Nôm".
III. Tổng kết
1. Nội dung
- Bài thơ là lời bộc bạch sâu sắc về duyên phận hẩm hiu của người phụ nữ lỡ thì trong xã hội phong kiến xưa. Đồng thời, bài thơ còn thể hiện tâm trạng ý thức cá nhân mạnh mẽ, dám thách thức số phận, tin tưởng vào chính mình của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.
2. Nghệ thuật
- Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật được Việt hóa trở nên gần gũi, dễ tiếp nhận.
- Ngôn ngữ vừa tinh tế vừa táo bạo mang đậm cá tính của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.
- Lấy động tả tĩnh khắc họa sâu sắc thế giới nội tâm nhân vật.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây