Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đọc: Sơn Tinh - Thủy Tinh SVIP
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Nguyễn Nhược Pháp (1914 - 1938) là nhà thơ trữ tình của Việt Nam, con trai của nhà báo, dịch giả, học giả Nguyễn Văn Vĩnh. Ông là con của vợ hai - bà Hai Lựu.
- Ông làm thơ từ năm 18 tuổi với thi phẩm đầu tay là Ngày xưa.
- Sáng tác nhiều thể loại: thơ, truyện ngắn, kịch.
- Một số tác phẩm tiêu biểu: Tình trẻ thơ, Mẹ con, Hoa một mùa, Chùa Hương, Tay Ngà…
2. Tác phẩm
- Xuất xứ: in trong tập thơ Hoa một mùa.
- Thể thơ: 7 chữ.
- Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm.
- Đây là bài thơ được Nguyễn Nhược Pháp viết tặng cho Nguyễn Giang - con gái bà cả.
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Đề tài, chủ đề của bài thơ
2. Nhân vật
- Bài thơ khai thác những hình mẫu nhân vật sẵn có của văn học dân gian và cuộc tình tay ba của họ: Sơn Tinh - Thủy Tinh - Mị Nương.
a. Sơn Tinh:
b. Thủy Tinh:
c. Mị Nương:
Nhận xét:
- Nhân vật trong tác phẩm được miêu tả, khắc họa cụ thể chi tiết hơn so với những nhân vật trong truyện Sơn Tinh Thủy Tinh của văn học dân gian. Đặc biệt, nhân vật còn được tác giả Nguyễn Nhược Pháp khắc họa đôi nét cả về phương diện tâm lí: khi Sơn Tinh rước dâu về mà trong lòng hạnh phúc, say mê; khi chứng kiến Sơn Tinh, Thủy Tinh giao tranh vì mình, Mị Nương mắt lệ nhòa kêu lên "Ôi! Vì ta!".
3. Cảnh giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh
4. Chi tiết kì ảo
- Tác dụng:
+ Tạo ra sự hấp dẫn, li kì cho câu chuyện, gây ấn tượng với người đọc.
+ Khắc họa sinh động thế giới nghệ thuật với nhiều điều kì bí, lạ kì.
III. Tổng kết
1. Nội dung
- Bài thơ mượn câu chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh của văn học dân gian để kể về người con gái đẹp Mị Nương cùng sự tranh đấu của hai vị thần để giành được người con gái ấy. Thông qua khắc họa cuộc tình tay ba, bài thơ không chỉ tạo ấn tượng sâu sắc với người đọc về sức mạnh thần kì cùng tình yêu sâu sắc của hai vị thần dành cho Mị Nương mà tác phẩm còn hấp dẫn người đọc qua việc khắc họa chi tiết nhân vật cả về ngoại hình lẫn nội tâm.
2. Nghệ thuật
- Kết hợp giữa nhiều phương thức biểu đạt tạo cảm giác về một câu chuyện được kể bằng thơ.
- Sử dụng yếu tố hoang đường, kì ảo tạo sự hấp dẫn đối với bạn đọc.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây