Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đọc: Lão Hạc (Phần 1) SVIP
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
a. Tiểu sử:
Nam Cao
* Cuộc đời:
- Sinh năm 1917, mất năm 1951.
- Tên khai sinh là Trần Hữu Chi.
- Quê ở tỉnh Hà Nam.
- Sinh ra trong một gia đình công giáo bậc trung.
- Cuộc đời không mấy suôn sẻ khi phải sống chật vật bằng nghề viết văn, gia sư.
* Con người:
- Bề ngoài vụng về, ít nói, có vẻ lạnh lùng nhưng đời sống nội tâm thì luôn sôi sục.
- Giàu ân tình với người nghèo khổ bị áp bức và bị khinh miệt trong xã hội cũ.
- Luôn suy tư về bản thân, cuộc sống, đồng loại, từ kinh nghiệm thực tế mà đề lên những khái quát triết lí sâu sắc và đầy tâm huyết.
2. Sự nghiệp văn học:
* Quan điểm nghệ thuật:
- Theo quan điểm "nghệ thuật vị nhân sinh": "Nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than.".
- Quan niệm tác phẩm "phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi; ca tụng tình yêu, bác ái, công bằng" và "Văn chương không cần đến sự khéo tay, làm theo một cái khuôn mẫu. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo ra cái gì chưa có.".
* Các đề tài chính:
* Nghệ thuật viết truyện:
- Có tài đặc biệt trong việc phân tích và diễn tả tâm lí nhân vật.
- Có tính triết lí sâu sắc.
- Luôn thay đổi giọng điệu, trong đó có hai giọng cơ bản:
+ Giọng tự sự lạnh lùng với những đại từ nhân xưng có sắc thái dửng dưng hay khinh bạc.
+ Giọng trữ tình sôi nổi tha thiết.
* Các tác phẩm tiêu biểu: Lão Hạc, Chí Phèo, Một bữa no, Đời thừa, Trăng sáng,...
2. Tác phẩm
a. Thể loại:
b. Phương thức biểu đạt chính: tự sự.
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
1. Ngôi kể, điểm nhìn
- Truyện được kể theo ngôi thứ nhất.
- Tác dụng của việc lựa chọn điểm nhìn trên:
+ Giúp toàn bộ cuộc đời lão Hạc được hiện lên qua cái nhìn, cảm xúc và suy nghĩ của ông giáo, kể cả những hiểu lầm hoặc đánh giá lầm của chính bản thân ông về lão Hạc.
+ Thể hiện rõ tính cách nhân từ, tốt bụng và những nỗ lực muốn thấu hiểu con người của ông giáo.
=> Vòng lặp hiểu sai - nhận ra - hiểu sai - nhận ra cho ta thấy việc hiểu một con người khó khăn đến mức nào. Câu chuyện không chỉ đơn giản kể là cuộc đời một con người nghèo khổ, lương thiện mà còn là câu chuyện về hành trình gian nan để hiểu đúng về một con người.
2. Đề tài
3. Cốt truyện, sự kiện
- Lão Hạc sang nhà ông giáo tâm sự về việc bán chó -> Ông giáo thờ ơ nghĩ về năm quyển sách của mình và hồi tưởng về đứa con trai của lão Hạc đã đi phu ở Nam Kỳ -> Ông giáo hiểu ra con chó là kỉ vật của đứa con nên rất quý giá với lão Hạc.
- Lão Hạc sang nhà ông giáo tâm sự về việc bán chó -> Ông giáo xót xa, đồng cảm với lão Hạc và không còn tiếc sách của mình -> Lão Hạc ngỏ ý gửi vườn và một số tiền cho ông giáo để lo hậu sự cho mình -> Từ đó, lão Hạc chỉ ăn khoai ráy và từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo.
- Ông giáo nghe Binh Tư nói về việc lão Hạc xin bả chó và thất vọng về con người lão Hạc -> Ông giáo và người trong làng chứng kiến cảnh lão Hạc tự tử bằng bả chó -> Ông giáo tự hứa sẽ giữ gìn mảnh vườn cẩn thận và giao lại cho con trai lão.
=> Chuỗi sự kiện tạo nên cốt truyện không đi theo trật tự thời gian thông thường mà theo hành trình nhận thức của ông giáo về lão Hạc.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây