Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đọc: Khúc tráng ca nhà giàn (Phần 2) SVIP
II. Tìm hiểu chi tiết
2. Tính phi hư cấu
- Tính phi hư cấu của bài phóng sự được thể hiện qua việc người viết bám sát hiện thực cuộc sống; ghi chép cụ thể những thông tin, số liệu; phát hiện những sự việc, vấn đề có tính thời sự,...
3. Thủ pháp nghệ thuật
- Một số dẫn chứng trong văn bản:
+ Viết đến đây trong tôi lại ập về cảm giác kính phục trước tầm biệt nhỡn của tướng Giáp Văn Cương. Nếu không mưu trí chủ động trong việc giữ đảo giữ biển thì thời điểm cam go nhạy cảm 21 năm trước rất nhiều đảo chìm của Việt Nam sẽ rơi vào tay của những thế lực thù địch. Vậy nên bao năm nay, trên hàng chục đảo chìm ấy, đội hình của lính thuỷ quân vùng IV đã lần lượt thay phiên nhau mà trấn giữ. [...] Cái nơi mà những năm cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI này, những người lính đảo chài chãi ngày đêm từng giữ gìn nâng niu “Cái giọt máu thiêng dưới ngầu ngầu bọt sóng” ấy! Không chỉ có mồ hôi và sức trẻ hoà cùng biển mặn. Còn là máu! Máu của nhiều lính thuỷ Việt đã tưới xuống những rặng san hô Ba Kè này. Đoạn trích trên sử dụng kết hợp giữa thủ pháp trần thuật và thủ pháp bình luận, thể hiện quan điểm, cảm nghĩ của tác giả về sự sáng suốt của tướng Giáp Văn Cương; đồng thời cũng bày tỏ nỗi xúc động, khâm phục trước bao thế hệ chiến sĩ đã hết lòng dâng hiến sinh mệnh mình mà trấn giữ vùng hải đảo đầy sóng và gió này, bảo vệ chủ quyền của dân tộc.
+ Mười bốn cán bộ chiến sĩ nhà giàn đã hi sinh trong một số trận bão. Nhà đổ, liệt sĩ Thượng uý Nguyễn Hữu Quảng, Chủ nhiệm Chính trị nhà giàn 1: 3 Phúc Tần đã bơi nhiều ngày trên biển. Trong lúc sóng to gió lớn còn nhường miếng lương khô cuối cùng cho đồng đội và chiếc phao cá nhân. Sau đó mới chịu chìm xuống biển. Đó là ngày 13-12-1998, liệt sĩ đại uý Vũ Quang Chương, chỉ huy nhà giàn 2A Phúc Nguyên trong trận bão số 8 năm 1998, chòi sắp đổ vẫn bình tĩnh chỉ huy bộ đội. Anh phân công đại uý đảng viên Nguyễn Văn An ở lại thu dọn tài liệu, còn mình thì cuốn lá cờ Tổ quốc vào người rồi rời nhà giàn sau cùng. Nguyễn Văn An và đại uý Vũ Quang Chương bỏ mình trong trận bão đó. Đảng viên Nguyễn Văn An có con trai mới sinh chưa kịp nhìn mặt bố! Đó là các liệt sĩ lần lượt hi sinh khi nhà giàn bị đổ: Liệt sĩ chuẩn uý Lê Đức Hồng, thượng uý Phạm Tảo, đại uý Nguyễn Văn Tư, trung uý Lê Tiến Cương, thượng uý Ngô Sĩ Nga, máy trưởng chiến sĩ Hoàng Văn Cúc, Nguyễn Đức Hanh, v.v. Đoạn trích trên sử dụng thủ pháp trần thuật, tái hiện lại sự hi sinh cao cả của những chiến sĩ trên nhà giàn trong những trận bão lớn.
- Tác dụng:
4. Sự kết hợp giữa chi tiết, sự kiện hiện thực với trải nghiệm của người viết
- Qua chuyến hành trình đến thăm khu vực Ba Kè, tác giả đã được tận mắt nhìn ngắm khung cảnh thiên nhiên tại vùng biển này, những nhà giàn mọc lên giữa biển và được trực tiếp trải nghiệm sức mạnh ghê gớm của biển cả hay trò chuyện với những người chỉ đạo công tác xây dựng, trấn giữ trên nhà giàn. Trong quá trình ấy, tác giả đã bày tỏ những chiêm nghiệm của cá nhân mình. Cụ thể:
+ Cảm nghĩ về giá trị của đảo chìm: Những nước phát triển như Nhật Bản chẳng hạn vớ được những dạng đảo chìm như thế quá bằng vớ được kim cương. Qua đó, tác giả thể hiện sự thán phục trước tầm nhìn của tướng Giáp Văn Cương khi chủ động trong việc giữ đảo giữ biển.
+ Cảm nghĩ về việc không có một cánh nhà báo nào được vào nhà giàn cả: Bấy giờ tôi mới thấy quyết định của chỉ huy con tàu không cho cánh báo chí tham gia là sáng suốt...
+ Cảm nghĩ về các thế hệ nhà giàn và sự khéo léo tài năng của công binh khi xây dựng nhà giàn: Từ "Lều bạt chung chiêng giữa nước, giữa trời" đến nhà ba tầng... Từ cái chòi canh biển chênh vênh từng gây tổn thất cho người lính canh đảo đến nhà giàn vững chãi kiên cố hiện nay, quân của tướng Nam đã góp phần làm nên cái neo vững chãi bền chặt của chủ quyền biển đảo ở Trường Sa...
- Tác dụng:
5. Sự tác động của tác phẩm đối với người đọc và xã hội
- Bài phóng sự Khúc tráng ca nhà giàn tác động tới người đọc và xã hội là:
+ Khẳng định, ngợi ca sự cống hiến hết mình vì Tổ quốc của những chiến sĩ trên nhà giàn, của những công binh tỉ mỉ, khéo léo trong công tác xây dựng những nhà giàn trên biển, góp phần gìn giữ, bảo vệ biển đảo và phát triển đất nước.
+ Nhắc nhở chúng ta cần biết trân trọng và biết ơn những đóng góp dù thầm lặng nhưng hết sức lớn lao của những thế hệ đã và đang cống hiến mình vì sự nghiệp bảo vệ và dựng xây, phát triển Tổ quốc.
III. Tổng kết
1. Nội dung
Qua chuyến thăm khu vực Ba Kè, tác giả bày tỏ sự ngưỡng mộ, ngợi ca, tự hào về những người chiến sĩ ngày đêm đối mặt với sóng, gió biển khơi để bảo vệ lãnh thổ của Tổ quốc; đồng thời thể hiện niềm tin, hi vọng về một nước Việt Nam phát triển, hiện đại, hùng mạnh trong tương lai.
2. Nghệ thuật
Sử dụng kết hợp nhiều thủ pháp nghệ thuật không chỉ tái hiện chân thực, cảm động về cuộc sống khó khăn, tiềm ẩn nhiều hiểm nguy và đáng tự hào của các chiến sĩ trên nhà giàn mà còn góp phần làm sáng tỏ vấn đề được đề cập đến trong tác phẩm.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây