Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đọc kết nối chủ điểm: Tục ngữ và sáng tác văn chương SVIP
ĐỌC KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM: TỤC NGỮ VÀ SÁNG TÁC VĂN CHƯƠNG
I. Tìm hiểu chung về văn bản
1. Thể loại
2. Phương thức biểu đạt
Tục ngữ và sáng tác văn chương có phương thức biểu đạt là nghị luận.
3. Tóm tắt văn bản
Tục ngữ không chỉ xuất hiện trong đời sống mà còn trong các sáng tác văn chương. Truyện Nàng Bân với câu tục ngữ: Tháng Giêng rét đài, tháng Hai rét lộc, tháng Ba rét nàng Bân và truyện “Chim trời, cá nước…” – xưa và nay với câu tục ngữ: Chim trời cá nước, ai được nấy ăn là hai ví dụ tiêu biểu.
4. Bố cục
Tục ngữ và sáng tác văn chương có bố cục gồm 2 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến “là vì thế’: Câu tục ngữ xuất hiện trong truyện Nàng Bân.
- Phần 2: Còn lại: Câu tục ngữ xuất hiện trong truyện “Chim trời, cá nước…” – Xưa và nay.
II. Phân tích nội dung văn bản
1. Câu tục ngữ Tháng Giêng rét đài, tháng Hai rét lộc, tháng Ba rét nàng Bân trong truyện Nàng Bân:
- Tóm tắt truyện Nàng Bân:
→ Đây cũng chính là nguồn gốc câu tục ngữ: Tháng Giêng rét đài, tháng Hai rét lộc, tháng Ba rét nàng Bân.
- Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: Tháng Giêng rét đài, tháng Hai rét lộc, tháng Ba rét nàng Bân
+“Tháng Giêng rét đài”: tháng Giêng là thời điểm giữa mùa đông, miền Bắc đón những đợt gió mùa Đông Bắc mạnh, rét đậm (nhiều nơi có băng giá) làm hoa rụng cánh, còn trơ lại đài hoa.
+ “tháng Hai rét lộc”: tháng Hai là thời điểm nửa cuối mùa đông nên thời tiết lạnh, ẩm, mưa phùn, cây cỏ đâm chồi nảy lộc.
+ “tháng Ba rét nàng Bân”: rét ngắn, đợt cuối mùa đông, thường vào tháng Ba.
→ Đây là kiểu thời tiết do gió mùa đông gây ra ở miền Bắc nước ta: nửa đầu mùa đông lạnh khô, nửa cuối mùa đông lạnh ẩm.
2. Câu tục ngữ Chim trời cá nước, ai được nấy ăn xuất hiện trong “Chim trời, cá nước…” – Xưa và nay
- Tóm tắt “Chim trời, cá nước…” – Xưa và nay:
+ Nhân vật “tôi” đang ngủ thì thằng Cò gọi dậy. Nhân vật “tôi” nhìn thấy biết bao nhiêu loài chim.
+ Nhân vật “tôi” và Cò choáng ngợp trước biển chim trời bao la và ước được dừng thuyền lại vài hôm để bắt chim.
+ Tía nói: chim về ở trên vùng đất của ai thì thuộc tài sản của người đó.
- Giải thích câu tục ngữ: Chim trời cá nước, ai được nấy ăn.
→ Bài học mở rộng: Khi văn minh loài người ngày càng nâng cao, việc khai thác của cải thiên nhiên không thể vô hạn. Chúng ta phải biết khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lí, tránh lãng phí và biết bảo vệ những loài động vật quý hiếm.
3. Tổng kết
a. Nội dung: Văn bản Tục ngữ và sáng tác văn chương đã chứng minh cho vấn đề: Tục ngữ không chỉ xuất hiện trong đời sống mà còn trong các sáng tác văn chương.
b. Nghệ thuật
- Dẫn chứng cụ thể, hợp lí.
- Lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục.
III. Trả lời câu hỏi ở sách giáo khoa
Câu 1 (Trang 35, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Sau khi đọc xong truyện Nàng Bân, em hiểu thế nào về cái rét nàng Bân được nhắc đến trong câu tục ngữ Tháng Giêng rét đài, tháng Hai rét lộc, tháng Ba rét nàng Bân?
Rét nàng Bân chính là đợt rét cuối cùng của mùa đông, xảy ra vào khoảng đầu tháng Ba âm lịch ở miền Bắc Việt Nam, chỉ kéo dài trong khoảng vài ngày. Đây là đợt rét đậm, kèm theo mưa phùn nhỏ, chỉ trong khoảng thời gian ngắn. Rét nàng Bân gắn liền với câu chuyện Nàng Bân.
Câu 2 (Trang 35, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Câu trả lời của tía nuôi nhân vật “tôi” ở cuối văn bản thứ hai giúp em hiểu gì thêm về câu tục ngữ Chim trời cá nước, ai được nấy ăn?
- Chim trời trên trời, cá dưới nước là của cải thiên nhiên ban tặng, không của riêng ai nên sự chiếm hữu là không hạn chế.
- Nhưng câu tục ngữ này không còn phù hợp với ngày nay, khi văn minh loài người ngày càng nâng cao, việc khai thác của cải thiên nhiên không thể vô hạn. Chúng ta phải biết khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lí, tránh lãng phí và biết bảo vệ những loài động vật quý hiếm.
Câu 3 (Trang 35, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Em hãy nêu tác dụng của việc sử dụng tục ngữ trong văn bản “Chim trời, cá nước...” - xưa và nay. Tìm một số câu tục ngữ được sử dụng trong tác phẩm văn chương.
- Tác dụng của việc sử dụng tục ngữ trong văn bản “Chim trời, cá nước...” - xưa và nay:
+ Tăng thêm độ tin cậy, sức thuyết phục về nhận thức cho người đọc.
+ Khiến hình ảnh trong văn bản sinh động, hấp dẫn và dễ đi vào lòng bạn đọc.
+ Việc nhân vật tía nuôi giảng giải về bối cảnh mới (đã khác xưa) đã giúp độc giả nhận thức đúng đắn hơn về việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và cách dùng câu tục ngữ này.
- Một số câu tục ngữ được sử dụng trong văn chương:
+ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
+ Có công mài sắt, có ngày nên kim.
+ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
+ Con trâu là đầu cơ nghiệp.
+ Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng.
Câu 4 (Trang 35, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Đọc văn bản Nàng Bân, “Chim trời, cá nước... - xưa và nay, em rút ra được những lưu ý gì khi đọc hiểu và sử dụng tục ngữ?
- Học sinh rút ra được những lưu ý gì khi đọc hiểu và sử dụng tục ngữ.
- Gợi ý:
+ Sử dụng đúng mục đích, nội dung, ý nghĩa tục ngữ trong ngữ cảnh phù hợp.
+ Hiểu rõ tầng nghĩa đen và nghĩa bóng của tục ngữ.
+ Không xuyên tạc, thêm bớt về tục ngữ.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây