Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đọc: Nghệ thuật băm thịt gà (Phần 2) SVIP
Nghệ thuật băm thịt gà
Ngô Tất Tố
II. Tìm hiểu chi tiết
3. Ngôi kể
- Bài phóng sự là lời kể của nhân vật "tôi", nhân chuyến về thăm một người bạn cũ ở nông thôn, đúng vào ngày đến lượt nhà anh bạn đảm nhiệm việc "chứa hàng xóm". Vì vậy, nhân vật "tôi" có cơ hội tận mắt chứng kiến "nghệ thuật băm thịt gà" của anh mõ làng.
- Tác dụng của ngôi kể:
+ Giúp văn bản tăng tính chân thực - sự xác thực và độ tin cậy của thông tin: Người kể chuyện đã dùng lối ghi chép tại chỗ để tái hiện chi tiết toàn bộ chuỗi hành động băm thịt gà của anh Mới.
+ Thể hiện rõ tình cảm, cảm xúc của nhân vật: Mặc dù không trực tiếp thể hiện thái độ nhưng qua giọng điệu, lời nhận xét và cách miêu tả chi tiết về việc băm thịt gà của anh Mới, người kể chuyện đã thể hiện thái độ của mình với một "việc làng" đầy phiền toái.
+ Tạo sự đồng cảm với những người dân nghèo.
4. Giọng điệu
- Giọng điệu mỉa mai, châm biếm:
+ Chính hiện thực được tái hiện trong văn bản đã làm nên giọng điệu châm biếm, mỉa mai của tác giả. Tác giả đã tái hiện một cách chi tiết, cụ thể những tục lệ ăn sâu vào tiềm thức của dân làng, khiến nhiều người phải điêu đứng.
+ Những buổi "chứa cỗ" như vậy hủ lậu, tốn kém và thật nhục nhằn, làm chết dần chết mòn nhân cách của những người nông dân.
- Giọng điệu xót thương, đồng cảm:
+ Không chỉ có giọng điệu mỉa mai, châm biếm, tác giả còn thể hiện sự xót thương, đồng cảm với số phận của những người dân nghèo khổ.
+ Khi nói về tục chứa hàng xóm, tác giả viết: "Chứa xóm cố nhiên không phải là một đầu đề để nói chuyện. Chúng tôi lảng ra chuyện khác".
III. Tổng kết
1. Chủ đề
2. Đặc điểm của phóng sự trong văn bản
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây