Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm SVIP
1. Dinh dưỡng
➤ Tìm hiểu khái niệm dinh dưỡng, chất dinh dưỡng, mối quan hệ giữa tiêu hóa và dinh dưỡng
Dinh dưỡng là quá trình thu nhận, biến đổi và sử dụng chất dinh dưỡng để duy trì sự sống của cơ thể.
Chất dinh dưỡng là các chất có trong thức ăn, có vai trò cung cấp nguyên liệu cấu tạo cơ thể và năng lượng cho các hoạt động sống. Chất dinh dưỡng gồm nhóm chất sinh năng lượng như protein (chất đạm), lipid (chất béo), carbohydrate (chất bột đường); nhóm chất không sinh năng lượng (vitamin, chất khoáng, nước).
Nhờ quá trình tiêu hoá, thức ăn vào cơ thể được biến đổi thành các chất dinh dưỡng. Cơ thể sử dụng các chất dinh dưỡng để tạo năng lượng giúp duy trì sức khoẻ tốt; phòng ngừa các bệnh liên quan đến chế độ ăn uống; hồi phục sức khoẻ sau thời kì bệnh tật, thương tích.
➤ Tìm hiểu chế độ dinh dưỡng của con người ở các độ tuổi, nguyên tắc lập khẩu phần ăn
Chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp cơ thể phát triển cân đối; phòng ngừa bệnh, tật;… Chế độ dinh dưỡng của con người thay đổi theo giới tính, độ tuổi, loại hình lao động, điều kiện môi trường sống,…
Giới tính | Lứa tuổi | Nhu cầu năng lượng | ||
Nhẹ | Vừa | Nặng | ||
Nam, nữ | Dưới 6 tháng | 555 | ||
Nam, nữ | 7 - 12 tháng | 710 | ||
Nam, nữ | 1 - 3 tuổi | 1180 | ||
Nam, nữ | 4 - 6 tuổi | 1470 | ||
Nam, nữ | 7 - 9 tuổi | 1825 | ||
Nam | 10 - 12 tuổi | 2110 | ||
13 - 15 tuổi | 2650 | |||
16 - 18 tuổi | 2980 | |||
19 - 30 tuổi | 2300 | 2700 | 3300 | |
31 - 60 tuổi | 2200 | 2600 | 3200 | |
> 60 tuổi | 1900 | 2200 | 2600 | |
Nữ | 10 - 12 tuổi | 2010 | ||
13 - 15 tuổi | 2200 | |||
16 - 18 tuổi | 2240 | |||
19 - 30 tuổi | 2200 | 2300 | 2600 | |
31 - 60 tuổi | 2100 | 2200 | 2500 | |
> 60 tuổi | 1800 | 1900 | 2200 | |
Phụ nữ mang thai 3 tháng | + 360 | + 360 | - | |
Phụ nữ mang thai 6 tháng | + 475 | + 475 | - |
Nguyên tắc lập khẩu phần ăn: Đủ lượng thức ăn và năng lượng phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng; cân đối về thành phần các nhóm chất dinh dưỡng; cung cấp đầy đủ năng lượng hằng ngày cho cơ thể.
➤ Thực hành xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bản thân và những người trong gia đình
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khoẻ con người. Tuỳ vào mỗi đối tượng (trẻ em, người trưởng thành, phụ nữ mang thai, người lớn tuổi,…) mà chế độ dinh dưỡng sẽ khác nhau.
➤ Vận dụng hiểu biết về dinh dưỡng và tiêu hóa để phòng, chống các bệnh về tiêu hóa cho bản thân và gia đình
Protein, lipid, carbohydrate cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nếu bữa ăn chứa hàm lượng protein, lipid quá nhiều kèm với việc ít vận động thì cơ thể sẽ có nguy cơ bị béo, mắc bệnh Gout,…
Vitamin và các chất khoáng là chất dinh dưỡng thiết yếu của cơ thể, chúng tham gia vào nhiều hoạt động như cấu tạo tế bào; chuyển hoá các chất. Thiếu hoặc thừa vitamin, chất khoáng đều gây hại đến sức khoẻ. Ví dụ, trẻ em thiếu vitamin D sẽ mắc bệnh còi xương; thiếu vitamin A có thể mắc các bệnh về mắt như khô mắt, quáng gà,…
2. An toàn thực phẩm
➤ Tìm hiểu một số vấn đề về an toàn thực phẩm
An toàn thực phẩm là việc đảm bảo để thực phẩm không gây hại đến sức khoẻ, tính mạng con người.
Một số điều cần biết về vệ sinh thực phẩm: Không sử dụng dụng cụ đun nấu, chứa đựng bằng nhôm hoặc nhựa sử dụng một lần; không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, có màu sắc và mùi vị khác thường hoặc đã hết hạn sử dụng;…
Một số nguyên nhân chủ yếu gây ngộ độc thực phẩm:
- Thực phẩm bị nhiễm các sinh vật gây hại: Vi khuẩn, nấm mốc,…
- Thực phẩm bảo quản và chế biến không đúng cách: Không rửa tay trước khi chế biến, cấp đông thức ăn khi vừa đun nóng,…
- Thực phẩm có sẵn chất độc như cá nóc, cóc, nấm độc, khoai tây mọc mầm,…; thực phẩm bị ô nhiễm kim loại nặng,…
Để giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm, trong quá trình chế biến cần thực hiện đúng các nguyên tắc an toàn và bảo quản thức ăn đúng cách.
➤ Tìm hiểu một số bệnh do mất vệ sinh an toàn thực phẩm và cách phòng, chống; vận dụng hiểu biết về an toàn vệ sinh thực phẩm để đề xuất các biện pháp lựa chọn, bảo quản, chế biến, chế độ ăn uống an toàn cho bản thân và gia đình
Một số bệnh do mất vệ sinh an toàn thực phẩm: Tiêu chảy, tả, viêm đại tràng, ngộ độc thực phẩm,…
Việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với sức khoẻ con người. Mục tiêu quan trọng để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là đảm bảo cho thức ăn không bị ô nhiễm hoặc có chất độc. Chúng ta nên lựa chọn các thực phẩm đảm bảo vệ sinh, nguồn gốc rõ ràng, còn hạn sử dụng,…; áp dụng các biện pháp bảo quản phù hợp với từng loại thực phẩm; đảm bảo an toàn khi chế biến; giữ vệ sinh ăn uống;…
➤ Thực hiện các bước điều tra về thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa phương và một số bệnh về đường tiêu hoá trong trường học hoặc địa phương
a. Mục tiêu
- Xác định được một số vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa phương: Thực trạng, giải pháp,…
- Xác định được một số bệnh về đường tiêu hoá: Các bệnh thường gặp, độ tuổi mắc bệnh, số lượng người mắc bệnh,…
b. Chuẩn bị: Sổ ghi chép, bút, máy ảnh, máy ghi âm, phiếu điều tra,…
PHIẾU ĐIỀU TRA MỘT SỐ BỆNH VỀ ĐƯỜNG TIÊU HÓA TRONG TRƯỜNG HỌC HOẶC ĐỊA PHƯƠNG Họ và tên cá nhân/nhóm điều tra: Địa điểm điều tra:
Nhận xét về tình hình mắc các bệnh về đường tiêu hóa: |
c. Sản phẩm dự kiến: Bảng kết quả, tranh, ảnh, phim tài liệu,… điều tra về thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa phương; một số bệnh về đường tiêu hoá tại trường học hoặc địa phương.
d. Thực hiện dự án: Học sinh thực hiện dự án theo hướng dẫn của giáo viên.
1. Dinh dưỡng là quá trình thu nhận, biến đổi và sử dụng chất dinh dưỡng. Chất dinh dưỡng gồm các nhóm: Protein, lipid, carbohydrate, vitamin, chất khoáng,…
2. Chế độ dinh dưỡng của mỗi người phụ thuộc vào giới tính, lứa tuổi, loại hình lao động, trạng thái sinh lí của cơ thể,…
3. Chế độ dinh dưỡng hợp lí cần cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết cho cơ thể.
4. Thực hiện các thói quen ăn uống khoa học góp phần phòng, chống các bệnh về tiêu hoá.
5. An toàn thực phẩm là đảm bảo thực phẩm không bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc, không gây ngộ độc hay gây hại đến sức khoẻ và tính mạng của con người.
6. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để phòng, chống các bệnh về tiêu hoá (bệnh tả, bệnh viêm ruột,…).
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây