Bài học cùng chủ đề
- Đề thi thử TN THPTQG 2021 - Sở Hưng Yên
- Đề kiểm tra học kì II - Sở Bình Thuận
- Đề thi thử TN THPT QG trường THPT Lạc Long Quân - Khánh Hòa
- Đề thi thử TN THPT QG 2021
- Đề khảo sát chất lượng lớp 12 - Sở Thanh Hóa
- Kiểm tra khảo sát cuối học kì II (2022) - Sở GD&ĐT Nam Định
- Kiểm tra khảo sát cuối học kì II (2022) - Phòng GD&ĐT quận Tân Phú
- Đề số 1
- Đề số 2
- Đề số 3
- Đề số 4
- Đề số 5
- Đề số 6
- Đề số 7
- Đề số 8
- Đề số 9
- Đề số 10
- Đề thi và Hướng dẫn giải đề thi THPT Quốc gia năm 2019 - 2020
- Đề kiểm tra khảo sát cuối học kì II (2022) - Sở GD&ĐT Bắc Ninh
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đề thi thử TN THPTQG 2021 - Sở Hưng Yên SVIP
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Đá san hô kê lên thành sân khấu Vài tấm tôn chôn mấy cánh gà Em đừng trách bọn chúng anh tạm bợ Chẳng phông màn nào chịu nổi gió Trường Sa
Gió rát mặt, đảo luôn thay hình dạng Đá củ đậu bay như lũ chim hoangCứ mặc nó! Nào hỡi các chiến hữu Ta bắt đầu thôi. Mây nước đã mở màn…
Sân khấu lô nhô mấy chàng đầu trọc Người xem ngổn ngang cũng… rặt lính trọc đầu Nước ngọt hiếm, không lẽ dành gội tóc Lính trẻ, lính già đều trọc tếu như nhau
[…] Nào hát lên cho đêm tối biết Rằng tình yêu sáng trong ngực ta đây Ta đứng vững trên đảo xa sóng gió Tổ quốc Việt Nam bắt đầu ở nơi này. |
(Trích Lính đảo hát tình ca trên đảo, Trần Đăng Khoa,
Bên cửa sổ máy bay, NXB Tác phẩm mới, 1985)
Câu 1: Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2: Chỉ ra hai hình ảnh trong đoạn trích diễn tả sự khắc nghiệt của thiên nhiên nơi biển đảo.
Câu 3: Những dòng thơ sau giúp anh/chị hiểu gì về cuộc sống của người lính nơi đảo xa?
Nước ngọt hiếm, không lẽ dành gội tóc
Lính trẻ, lính già đều trọc tếu như nhau.
Câu 4: Anh/chị hãy nhận xét về tình cảm của tác giả đối với người lính đảo trong đoạn trích.
Hướng dẫn giải:
Câu |
Nội dung |
|
Đọc – hiểu |
1 |
Thể thơ: tự do |
2 |
Hai hình ảnh nói đến sự khắc nghiệt của thiên nhiên nơi biển đảo: - Gió rát mặt, Đá củ đậu bay, Nước ngọt hiếm… (Thí sinh chỉ ra đúng 2 hình ảnh được 0.5 điểm). |
3 |
Nước ngọt hiếm, không lẽ dành gội tóc Lính trẻ, lính già đều trọc tếu như nhau. Hai dòng thơ trên cho thấy cuộc sống của người lính nơi đảo xa: - Đó là cuộc sống vô cùng khó khăn, gian khổ, mà người lính thường xuyên phải đối diện (gió bão, thiếu thốn…) - Tuy nhiên những người lính vẫn lạc quan, yêu đời. |
4 |
- Tác giả thể hiện sự đồng cảm, chia sẻ với cuộc sống của những người lính đảo. - Đồng thời cho thấy sự trân trọng những phẩm chất đáng quý: tinh thần lạc quan, ý chí nghị lực phi thường và tình yêu tổ quốc. -> Nhận xét về tình cảm: - Đây là những tình cảm chân thành, thể hiện trái tim yêu thương tinh tế, sâu sắc của tác giả. - Tình cảm của tác giả cũng là đại diện cho tất cả những người dân Việt Nam dành tình yêu thương, sự cảm phục gửi đến những người lính nơi đảo xa. |
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm)
Từ đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sức mạnh của tinh thần lạc quan trong hoàn cảnh khó khăn thử thách.
Câu 2: (5.0 điểm)
- Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu… Giá mà lão uống rượu… thì tôi còn đỡ khổ… Sau này con cái lớn lên, tôi mới xin được với lão… đưa tôi lên bờ mà đánh…
- Không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được! – Đẩu và tôi cùng một lúc thốt lên.
- Là bởi vì các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông…
- Phải, phải, bây giờ tôi đã hiểu, - bất ngờ Đẩu trút một tiếng thở dài đầy chua chát, - trên thuyền phải có một người đàn ông… dù hắn man rợ, tàn bạo?
- Phải – Người đàn bà đáp – Cũng có khi biển động sóng gió chứ chú?
Lát lâu sau mụ lại nói tiếp:
- Mong các chú cách mạng thông cảm cho, đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có một người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa. Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được! Mong các chú lượng tình cho cái sự lạc hậu. Các chú đừng bắt tôi bỏ nó! – Lần đầu tiên trên khuôn mặt xấu xí của mụ chợt ửng sáng lên như một nụ cười – vả lại, ở trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hòa thuận, vui vẻ.
- Cả đời chị có một lúc nào thật vui không? – Đột nhiên tôi hỏi.
- Có chứ, chú! Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no…
(Trích Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu,
Ngữ văn 12,
Tập 2, NXB Giáo dục, tr.76)Phân tích hình tượng người đàn bà hàng chài trong đoạn trích trên. Từ đó, anh/chị cảm nhận gì về vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
Hướng dẫn giải:
Câu |
Nội dung |
|
Làm văn |
1 |
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sức mạnh của tinh thần lạc quan trong hoàn cảnh khó khăn thử thách. |
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn |
|
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Sức mạnh của tinh thần lạc quan trong hoàn cảnh khó khăn thử thách. |
|
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận (Có thể triển khai theo hướng) - Giải thích: Tinh thần lạc quan là thái độ luôn hướng đến những điều tốt đẹp dù xảy ra bất cứ việc gì trong cuộc sống. - Bàn luận: sức mạnh của tinh thần lạc quan khi gặp khó khăn, thử thách. + Làm cho chúng ta có những suy nghĩ hướng về điều tốt đẹp, từ đó định hướng hành động đúng đắn, vượt qua thử thách. (Dẫn chứng: những người ung thư, bị bệnh hiểm nghèo) + Tinh thần lạc quan tạo động lực, ý chí vượt qua gian khổ, đem lại thành công trong cuộc sống. (Dẫn chứng: Marri Curie, Abraham Lincoln) + Truyền cảm hứng, niềm tin cho những người xung quanh. - Phản đề: + Người không có tinh thần lạc quan thường bi quan, chán nản, mất đi ý chí nghị lực… khó thành công trong cuộc sống + Những người lạc quan thái quá, xa rời hiện thực, tô hồng cuộc sống. - Bài học, liên hệ bản thân: Mỗi người chúng ra cần phải có tinh thần lạc quan, niểm tin chiến thắng, vượt qua thất bại |
|
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu. |
|
e. Sáng tạo |
|
2 |
“Bất kể lúc nào… chúng nó được ăn no.” Phân tích hình tượng người đàn bà hàng chài trong đoạn trích trên. Từ đó, anh/chị cảm nhận gì về vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam. |
|
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận |
|
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: - Hình tượng người đàn bà hàng chài qua đoạn trích. - Vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam. |
|
c. Triển khai vấn đề nghị luận |
|
Giới thiệu khái quát tác giả Nguyễn Minh Châu và truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa. |
|
Phân tích hình tượng người đàn bà hàng chài - Giới thiệu hình tượng người đàn bà hàng chài: ngoại hình. - Cuộc trò chuyện của người đàn bà hàng chài với chánh án Đẩu và nghệ sĩ Phùng tại tòa án huyện. * Về số phận của người đàn bà hàng chài + Cuộc sống khổ cực, đói nghèo lam lũ, thuyền chật, con đông, biển động sóng gió -> hoàn cảnh cuộc sống khắc nghiệt. + Bị bạo hành đánh đập: khổ quá là xách tôi ra đánh… Sau này con cái lớn lên, tôi mới xin được với lão… đưa tôi lên bờ mà đánh… -> nhẫn nhục cam chịu * Về những phẩm chất tốt đẹp - Tấm lòng vị tha, giàu đức hi sinh: hiểu được nỗi cực khổ, gánh nặng mưu sinh đè nặng lên người chồng lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu… -> chấp nhận đau khổ, hi sinh. - Tình thương con sâu nặng: + Ý thức nghĩa vụ thiêng liêng: Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn. + Hi sinh tất cả vì con: Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình. + Sợ con bị tổn thưởng: xin được với lão… đưa tôi lên bờ mà đánh. + Trân trọng hạnh phúc bình dị -> sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời: Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no… |
|
* Nghệ thuật - Đặt nhân vật vào tình huống truyện độc đáo mang tính nhận thức để khắc họa tính cách nhân vật và thể hiện triết lí nhân sinh sâu sắc. - Nghệ thuật trần thuật đặc sắc, lời kể khách quan chân thực, giọng văn trầm lắng, nhiều suy tư trăn trở. - Ngôn ngữ kể chuyện giản dị, đối thoại sinh động. |
|
Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ Việt Nam - Tấm lòng vị tha, giàu đức hi sinh. - Tình mẫu tử thiêng liêng, cảm động. |
|
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu |
|
e. Sáng tạo |