Bài học cùng chủ đề
- Đề thi học kì II - Thành phố Huế (2021)
- Đề thi học kì II - Phòng GD Tây Hồ - Hà Nội (2021)
- Đề thi học kì II - Phòng GD Bắc Từ Liêm - Hà Nội (2021)
- Đề thi học kì II - Phòng GD Hai Bà Trưng - Hà Nội (2021)
- Đề thi học kì II - Phòng GD Đống Đa - Hà Nội (2021)
- Đề thi học kì II - Trường Chuyên Hà Nội Amsterdam (2021)
- Đề thi học kì II - Phòng GD Cầu Giấy - Hà Nội (2021)
- Đề thi học kì II - Trường Vin School Hà Nội (2021)
- Đề thi học kì II - Phòng GD Long Biên - Hà Nội (2021)
- Đề thi học kì II - Thành phố Vũng Tàu (2021)
- Đề thi học kì II - Tỉnh Đồng Nai (2021)
- Đề thi học kì II - Tỉnh Lâm Đồng (2021)
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đề thi học kì II - Phòng GD Đống Đa - Hà Nội (2021) SVIP
Cho hai biểu thức: $A=\dfrac{\sqrt{x}}{\sqrt{x}+2}$ và $B=\dfrac{x}{x-4}+\dfrac{1}{\sqrt{x}-2}+\dfrac{1}{\sqrt{x}+2}$ với $x>0$ và $x \neq 4$
1) Tính giá trị của biểu thức $A$ khi $x=9$.
2) Rút gọn biểu thức $B$.
3) Chứng minh: $\dfrac{A}{B}>-1$, với $x>0$ và $x \neq 4$.
Hướng dẫn giải:
1) Thay $x=9$ (thỏa mãn điều kiện) vào biểu thức $A$ ta được:
$A=\dfrac{\sqrt{9}}{\sqrt{9}+2}=\dfrac{3}{5}$
Vậy với $x=9$ thì $A=\dfrac{3}{5}$.
b) Với $x>0$ và $x \neq 4$ có:
$B=\dfrac{x}{x-4}+\dfrac{1}{\sqrt{x}-2}+\dfrac{1}{\sqrt{x}+2}$
$=\dfrac{x+\sqrt{x}+2+\sqrt{x}-2}{(\sqrt{x}-2)(\sqrt{x}+2)}$
$=\dfrac{x+2 \sqrt{x}}{(\sqrt{x}-2)(\sqrt{x}+2)}$
$=\dfrac{\sqrt{x}(\sqrt{x}+2)}{(\sqrt{x}-2)(\sqrt{x}+2)}$
$=\dfrac{\sqrt{x}}{\sqrt{x}-2}$
Vậy $B=\dfrac{\sqrt{x}}{\sqrt{x}-2}$ với $x>0 ; x \neq 4$.
c) Với $x>0$ và $x \neq 4$ :
$\dfrac{A}{B}=\dfrac{\sqrt{x}}{\sqrt{x}+2}: \dfrac{\sqrt{x}}{\sqrt{x}-2}=\dfrac{\sqrt{x}}{\sqrt{x}+2} \cdot \dfrac{\sqrt{x}-2}{\sqrt{x}}=\dfrac{\sqrt{x}-2}{\sqrt{x}+2}$
Xét hiệu: $\dfrac{A}{B}-(-1)=\dfrac{\sqrt{x}-2}{\sqrt{x}+2}+1=\dfrac{\sqrt{x}-2+\sqrt{x}+2}{\sqrt{x}+2}=\dfrac{2 \sqrt{x}}{\sqrt{x}+2}$
Với $x>0 ; x \neq 4$ thì $2 \sqrt{x}>0 ; \sqrt{x}+2>0$
$\Rightarrow \dfrac{2 \sqrt{x}}{\sqrt{x}+2}>0$
$\Rightarrow \dfrac{A}{B}-(-1)>0 \Leftrightarrow \dfrac{A}{B}>-1$
Vậy $\dfrac{A}{B}>-1$ với $x>0$ và $x \neq 4$.
1) Giải bài toán bằng cách lập phương trình hoặc hệ phương trình:
Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài lớn hơn chiều rộng $3 $m. Nếu tăng chiều dài thêm $2$m và giảm chiều rộng $1 $m thì diện tích mảnh đất không đổi. Tính chiều dài và chiều rộng ban đầu của mảnh đất.
2) Một hình trụ có đường kính đáy là $1,2 $m và chiều cao là $1,8 $m. Tính thể tích hình trụ đó (kết quả làm tròn đến số thập phân thứ nhất, lấy $\pi \approx 3,14$ ).
Hướng dẫn giải:
1) Gọi chiều dài ban đầu của mảnh đất là $x$(m) ($x>0$)
Chiều rộng ban đầu là $y$(m) ($x>y>0$)
Vì chiều dài lớn hơn chiều rộng $3$m nên ta có phương trình: $x-y=3$ (1)
Chiều dài mảnh đất sau khi thay đổi kích thước là : $x+2$(m)
Chiều rộng mảnh đất sau khi thay đổi kích thước là: $y-1$(m)
Vì diện tích mảnh đất không thay đổi nên ta có phương trình: $(x+2)(y-1)=xy$
$\Leftrightarrow -x+2 y=2 $ (2)
Từ (1) và (2) ta có hệ:
$\left\{\begin{array}{l}x-y=3 \\ -x+2 y=2\end{array} \Leftrightarrow\left\{\begin{array}{l}x-y=3 \\ y=5\end{array} \Leftrightarrow\left\{\begin{array}{l}x=8 \\ y=5\end{array}\right.\right.\right.$ ( thỏa mãn điều kiện)
Vậy chiều dài ban đầu của mảnh đất là $8 $m.
Chiều rộng ban đầu của mảnh đất là $5$m.
2) Bán kính hình trụ là: $r=\dfrac{1,2}{2}=0,6$(m)
Thể tích hình trụ là : $V=\pi r^{2} h \approx 3,14 .(0,6)^{2} .1,8 \approx 2,0$(m$^3$)
Vậy thể tích hình trụ là $2,0$m$^3$.
Cho phương trình $x^{2}-2 x+m-3=0$ ($m$ là tham số)
a) Giải phương trình khi $m=-5$.
b) Tìm $m$ để phương trình có hai nghiệm phân biệt $x_{1}, x_{2}$ thỏa mãn điều kiện $x_{1}=3 x_{2}$.
Hướng dẫn giải:
a) Thay $m=-5$ vào phương trình ta có:
$x^{2}-2 x-8=0$
$\Leftrightarrow x^{2}-4 x+2 x-8=0$
$\Leftrightarrow(x-4)(x+2)=0$
$\Leftrightarrow\left[\begin{array}{l}x=4 \\ x=-2\end{array}\right.$
Vậy $x=4$ hoặc $x=-2$ khi $m=-5$.
b) Phương trình $x^{2}-2 x+m-3=0$ có:
$\Delta^{\prime}=1-m+3=4-m$
Để phương trình có hai nghiệm phân biệt $x_{1}, x_{2} \Leftrightarrow \Delta^{\prime}>0 \Leftrightarrow m<4$
Theo định lý Vi-et ta có:
$\left\{\begin{array}{l}x_{1}+x_{2}=2 \\ x_{1} . x_{2}=m-3\end{array}\right.$
Theo bài ra $x_{1}=3 x_{2}$ nên ta có hệ:
$\left\{\begin{array}{l}x_{1}+x_{2}=2 \\ x_{1}=3 x_{2}\end{array} \Leftrightarrow\left\{\begin{array}{l}x_{1}=\dfrac{3}{2} \\ x_{2}=\dfrac{1}{2}\end{array}\right.\right.$
$\Rightarrow$ $m=x_{1}.x_{2}+3=\dfrac{3}{4}+3=\dfrac{15}{4}$ (thỏa mãn)
Vậy $m=\dfrac{15}{4}$ phương trình có hai nghiệm phân biệt $x_{1}, x_{2}$ thỏa mãn điều kiện $x_{1}=3 x_{2}$.
Cho tam giác $A B C$ nhọn nội tiếp đường tròn $(O, R)$. Các đường cao $A D, B E, C F$ cắt nhau tại $H$. Kẻ đường kính $A G$. Gọi $I$ là trung điểm $B C$.
a) Chứng minh 4 điểm $B, C, E, F$ cùng nằm trên 1 đường tròn.
b) Chứng minh $D H . D A=D B . D C$ và tứ giác $B H C G$ là hình bình hành.
c) Cho $B C$ cố định, điểm $A$ chuyển động trên cung lớn $B C$ sao cho tam giác $A B C$ nhọn. Tìm vi trí của $A$ để diện tích $\Delta A E H$ lớn nhất.
Hướng dẫn giải:
a) $B E, C F$ là đường cao của $\triangle A B C \Rightarrow \widehat{B E C}=\widehat{B F C}=90^{\circ}$
Xét tứ giác $B C E F$ có $\widehat{B E C}=\widehat{B F C}=90^{\circ}$
$\Rightarrow B C E F$ là tứ giác nội tiếp.
b) Xét tứ giác $A B D E$ có $\widehat{B E A}=\widehat{B D A}=90^{\circ}$
$\Rightarrow A B D E$ là tứ giác nội tiếp
$\Rightarrow \widehat{H B D}=\widehat{D A C}$
Xét $\triangle A D C$ và $\Delta B D H$
$\left\{\begin{array}{l}\widehat{A D C}=\widehat{B D H}=90^{\circ} \\ \widehat{D A C}=\widehat{D B H}\end{array} \Rightarrow \Delta A D C \sim \triangle B D H(g . g)\right.$
$\Rightarrow \dfrac{D A}{D B}=\dfrac{D C}{D H} \Rightarrow D H . D A=D B.D C$
$B$ nằm trên đường tròn đường kính $A G \Rightarrow \widehat{A B G}=90^{\circ}$
$\Rightarrow A B \perp B G$
Mà $A B \perp C H$
$\Rightarrow B G || C H$ (từ vuông góc đến song song)
Tương tự: $BH||CG$
Xét tứ giác $B H C G$ có
$\left\{\begin{array}{l}B H \| C G \\ C H \| B G\end{array} \Rightarrow B H C G\right.$ là hình bình hành
c) $B H C G$ là hình bình hành và $I$ là trung điểm $B C \Rightarrow I$ là trung điểm $H G$
Xét $\Delta A H G$ có $I$ là trung điểm $H G$ và $O$ là trung điểm $A G$ $\Rightarrow O I$ là đường trung bình của $\Delta A H G$ $\Rightarrow A H=2 O I$
Do $B C$ cố định $\Rightarrow I$ cố định $\Rightarrow A H$ cố định
Ta có $S_{A E H}=\dfrac{1}{2} A E . E H \leq \dfrac{1}{4}\left(A E^{2}+E H^{2}\right)=\dfrac{1}{4} A H^{2}$
Dấu "$=$" xảy ra $\Leftrightarrow A E=E H \Rightarrow \widehat{H A E}=45^{\circ} \Rightarrow \widehat{A C B}=45^{\circ}$ (do $\Delta A C D$ vuông ở $\left.D\right)$
Vậy diện tích $\Delta A E H$ lớn nhất khi điểm $A$ nằm trên cung lớn $B C$ sao cho $\widehat{A C B}=45^{\circ}$.
Cho các số thực dương $a, b, c$ thỏa mãn $\dfrac{1}{a}+\dfrac{1}{b}+\dfrac{1}{c}=3$.
Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức $A=\dfrac{1}{a+b}+\dfrac{1}{b+c}+\dfrac{1}{c+b}$.
Hướng dẫn giải:
Với mọi số thực dương $x, y$ ta có: $ \dfrac{4}{x+y} \leq \dfrac{1}{x}+\dfrac{1}{y} $.
Dấu "$=$" xảy ra khi $x=y$.
Áp dụng, ta có:
$4 A=\dfrac{4}{a+b}+\dfrac{4}{b+c}+\dfrac{4}{c+b} \leq\left(\dfrac{1}{a}+\dfrac{1}{b}\right)+\left(\dfrac{1}{b}+\dfrac{1}{c}\right)+\left(\dfrac{1}{c}+\dfrac{1}{a}\right)=2\left(\dfrac{1}{a}+\dfrac{1}{b}+\dfrac{1}{c}\right)=6$
$\Rightarrow A \leq \dfrac{3}{2}$
Dấu "$=$" xảy ra khi $a=b=c=1$
Vậy $\max A=\dfrac{3}{2}$, khi $a=b=c=1$.