Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đề tham khảo số 2 SVIP
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc văn bản và trả lời câu hỏi.
Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản.
Câu 2. Em hiểu thế nào về hình ảnh “vết nứt”?
Câu 3. Tìm và chỉ ra 2 phép liên kết được sử dụng trong văn bản.
Câu 4. Em có đồng tình với quan điểm của tác giả: “tại sao mình không thể học loài kiến nhỏ bé kia, biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn!” không? Vì sao?
Bài đọc:
VẾT NỨT VÀ CON KIẾN
Khi ngồi ở bậc thềm trước nhà, tôi nhìn thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần.
Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát. Tôi tưởng con kiến hoặc là quay lại, hoặc là sẽ một mình bò qua vết nứt đó. Nhưng không. Con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước, sau đó đến lượt nó vượt qua bằng cách vượt lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia, con kiến lại tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình.
Hình ảnh đó bất chợt làm tôi nghĩ rằng tại sao mình không thể học loài kiến nhỏ bé kia, biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn!
(Theo Hạt giống tâm hồn, tập 5,
NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2013)
Hướng dẫn giải:
Câu 1. (0.5 điểm)
Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản là tự sự và nghị luận.
Câu 2. (0.5 điểm)
“Vết nứt” là hình ảnh ẩn dụ chỉ những khó khăn, vấp ngã, thử thách trong cuộc sống.
Câu 3. (1.0 điểm)
Phép lặp “con kiến”.
Phép thế: “nó” thế cho “con kiến”.
Câu 4. (1.0 điểm)
Học sinh bày tỏ quan điểm đồng tình/không đồng tình/đồng tình một phần. Lí giải hợp lí. Có thể theo hướng:
- Đồng tình vì khó khăn, vấp ngã là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống và khi gặp khó khăn, thử thách, chúng ta sẽ rèn được bản lĩnh, kinh nghiệm và có cho mình hành trang quý giá trong cuộc đời.
PHẦN II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)
Từ nội dung phần Đọc hiểu và hiểu biết xã hội, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về ý nghĩa của sự kiên trì.
Câu 2. (5.0 điểm)
Cảm nhận vẻ đẹp của nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.
Hướng dẫn giải:
Câu 1. (2.0 điểm)
*Về hình thức: đảm bảo đúng độ dài theo yêu cầu; diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu. (0.25 điểm)
*Về nội dung: học sinh có thể triển khai theo nhiều cách lập luận khác nhau. (1.25 điểm)
+ Giải thích “kiên trì”.
+ Nêu ra ý nghĩa của sự kiên trì. Có thể triển khai theo hướng: giúp con người có thể đạt được mục tiêu, ước mơ; rèn luyện bản lĩnh, tính cách; tạo nên lối sống, cách sống đúng đắn, tốt đẹp cho cá nhân và xã hội.
+ Nêu các dẫn chứng để làm rõ ý nghĩa của sự kiên trì.
+ Khẳng định vấn đề và liên hệ bản thân, rút ra bài học.
*Diễn đạt: đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết các câu trong đoạn. (0.25 điểm)
*Sáng tạo: thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. (0.25 điểm)
Câu 2. (5.0 điểm)
a. Đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận (0.25 điểm)
Mở bài giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận; thân bài thực hiện các yêu cầu của đề bài; kết bài khẳng định vấn đề nghị luận.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận (0.5 điểm)
Vẻ đẹp của nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, cần vận dụng kết hợp các thao tác lập luận; đảm bảo các yêu cầu sau.
*Giới thiệu khái quát về nhà văn Hữu Lê Minh Khuê, truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” và vấn đề nghị luận. (0.5 điểm)
* Phân tích, cảm nhận vẻ đẹp của nhân vật Phương Định (3.0 điểm)
- Xuất thân của nhân vật: cô gái Hà Nội trẻ tuổi.
- Hoàn cảnh sống: sống cùng đồng đội trong một cái hang dưới chân cao điểm. Hoàn cảnh khó khăn, gian khổ, thậm chí thiếu thốn, nguy hiểm.
- Ngoại hình: xinh đẹp và luôn tự ý thức về vẻ đẹp của bản thân nên hay làm dáng.
- Sở thích: thích hát.
- Phẩm chất:
+ Yêu nước: sẵn sàng tham gia chiến đấu khi tuổi đời còn rất trẻ, không tiếc hi sinh mạng sống vì sự nghiệp chung của dân tộc.
+ Dũng cảm: tham gia công việc phá bom và không nề hà khổ cực trong cuộc sống chiến đấu.
+ Trách nhiệm: luôn hoàn thành nhiệm vụ và trong tâm thế sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ được giao.
+ Có tình đồng chí, đồng đội: quan tâm từng sở thích, thói quen của đồng đội; chăm sóc khi đồng đội bị thương.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
+ Lựa chọn chi tiết, hình ảnh tiêu biểu, đặc trưng.
+ Chú ý xây dựng đối thoại, độc thoại nội tâm.
+ Tạo dựng tình huống bộc lộ rõ phẩm chất, tính cách của nhân vật.
- Đánh giá chung về nhân vật qua phương diện nội dung, nghệ thuật xây dựng nhân vật. Có thể theo hướng:
+ Phương Định là cô gái tiêu biểu cho vẻ đẹp của nữ thanh niên xung phong Việt Nam nói riêng và tuổi trẻ Việt Nam nói chung thời kì kháng chiến.
+ Xây dựng hình tượng nhân vật Phương Định, nhà văn Lê Minh Khuê đã làm rõ vẻ đẹp của tuổi trẻ Việt Nam với cảm hứng trân trọng, ngợi ca.
d. Sáng tạo (0.5 điểm)
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc, có quan điểm riêng, suy nghĩ phù hợp với vấn đề nghị luận; có cách lập luận, diễn đạt mới mẻ, độc đáo.
đ. Chính tả, dùng từ, đặt câu (0.25 điểm)
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.