Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đề tham khảo giữa kì số 2 SVIP
(4 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
TỰ MIỄN
(Tự khuyên mình)
Phiên âm:
Một hữu đông hàn tiều tụy cảnh,
Tương vô xuân noãn đích huy hoàng;
Tai ương bả ngã lai đoàn luyện,
Sử ngã tinh thần cánh khẩn trương.
Dịch nghĩa:
Không có cảnh mùa đông tiêu điều rét mướt,
Sẽ không có mùa xuân ấm áp huy hoàng;
Tai ương rèn luyện ta,
Khiến cho tinh thần ta càng thêm hăng hái.
Dịch thơ:
Ví không có cảnh đông tàn,
Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân;
Nghĩ mình trong bước gian truân,
Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng.
(Thơ Hồ Chí Minh, Cảnh Nguyên và Hồ Văn Sơn biên soạn, trang 380-381)
Câu 1 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ.
Câu 2 (0.5 điểm): Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 3 (1.0 điểm): Xác định và phân tích một biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
Một hữu đông hàn tiều tụy cảnh,
Tương vô xuân noãn đích huy hoàng;
Câu 4 (1.0 điểm): Tai ương vốn là những điều tiêu cực, song trong bài thơ này, đối với nhân vật trữ tình, tai ương có ý nghĩa gì?
Câu 5 (1.0 điểm): Bài học ý nghĩa nhất anh/chị rút ra từ bài thơ là gì?
Hướng dẫn giải:
Câu 1 (0.5 điểm):
- Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài là: Biểu cảm.
Câu 2 (0.5 điểm):
Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt.
Câu 3 (1.0 điểm):
- Biện pháp tu từ có trong đoạn thơ là ẩn dụ:
Ví không có cảnh đông tàn,
Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân;
- Tác dụng:
+ Làm câu thơ trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.
+ Cảnh đông tàn ẩn dụ cho những khó khăn thử thách, còn cảnh huy hoàng ngày xuân đại diện cho những vinh quang, những thành công.
Câu 4 (1.0 điểm):
- Đối với nhân vật trữ tình, tai ương trong bài thơ này là những gian nan, thử thách, là những chướng ngại vật để vượt qua, đồng thời là một cách rèn luyện tinh thần.
Câu 5 (1.0 điểm):
- Bài học: Không nản chí trước những khó khăn, trở ngại mà cần giữ vững tinh thần lạc quan để vượt qua.
- Ý nghĩa: Luôn cố gắng bình tĩnh và nỗ lực để có thể tìm đến một ngày mai tươi sáng hơn.
Câu 1 (2.0 điểm): Viết đoạn văn khoảng 200 chữ phân tích bài thơ Tự miễn của Hồ Chí Minh.
Câu 2 (4.0 điểm): Viết một bài văn có dung lượng khoảng 600 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của những thử thách trong cuộc sống.
Hướng dẫn giải:
Câu 1 (2.0 điểm):
Viết đoạn văn khoảng 200 chữ phân tích bài thơ Tự miễn của Hồ Chí Minh.
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn (0.25 điểm)
- Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn.
- Về kiểu đoạn văn, HS có thể trình bày theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0.25 điểm)
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Phân tích bài thơ Tự miễn của Hồ Chí Minh.
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận (0.5 điểm)
- Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý:
+ Bài thơ trên là một lời khuyên, một lời răn dạy dành cho mỗi chúng ta về tinh thần lạc quan, tinh thần rèn luyện để trở thành một người tốt, một người vượt qua được những khó khăn thử thách. Mọi thứ huy hoàng đều xuất phát từ những khổ đau, đau thương của ngày hôm nay. Nhờ những thất bại, đắng cay mà con người mới trở nên kiên cường và mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
+ Nghệ thuật: Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật; Kết hợp hài hoà giữa vẻ đẹp cổ điểm và tinh thần hiện đại. Trong đó, màu sắc cổ điển đậm đà nhất trong hồn thơ Hồ Chí Minh là sự thể hiện tình cảm đối với thiên nhiên. Bút pháp chấm phá như muốn ghi lấy linh hồn của tạo vật, hình tượng nhân vật trữ tình ung dung nhàn nhã, tâm hồn hoà nhập với thiên nhiên vũ trụ. Bên cạnh đó, tinh thần hiện đại: Hình tượng thơ luôn vận động, luôn hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai. Trong quan hệ với thiên nhiên, con người là chủ thể, không là ẩn sĩ mà là thi sĩ.
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau (0.5 điểm)
- Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.
- Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: Lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.
đ. Diễn đạt (0.25 điểm)
- Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết các câu trong văn bản.
e. Sáng tạo (0.25 điểm)
- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Câu 2 (4.0 điểm):
Viết một bài văn có dung lượng khoảng 600 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của những thử thách trong cuộc sống.
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài (0.25 điểm)
- Xác định đúng yêu cầu của kiểu bài: Nghị luận xã hội.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0.5 điểm)
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của những thử thách trong cuộc sống.
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận (1.5 điểm)
- Xác định được các ý chính của bài viết.
- Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục 3 phần của bài văn nghị luận:
* Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề.
* Triển khai vấn đề nghị luận:
+ Khi chúng ta đối mặt với những thử thách, chúng ta không chỉ học cách vượt qua chúng một cách thành công mà còn cảm thấy tự tin hơn và có thể đối mặt với bất kỳ tình huống nào trong cuộc sống. Điều này giúp chúng ta phát triển kỹ năng xử lý tình huống và rèn luyện khả năng tự tin, mạnh mẽ trong bản thân.
+ Thử thách còn giúp chúng ta khám phá những khả năng tiềm ẩn mà chúng ta không biết mình có.
+ Thử thách cũng là cơ hội để chúng ta học hỏi từ những sai lầm và thất bại của mình.
+ Để vượt qua thử thách cần giữ vững tinh thần tích cực, có kế hoạch chi tiết, tìm kiếm giải pháp...
+ Liên hệ bản thân.
* Khẳng định lại quan điểm cá nhân đã trình bày và rút ra bài học cho bản thân.
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau (1.0 điểm)
- Triển khai được ít nhất hai luận điểm để làm rõ quan điểm của cá nhân.
- Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: Lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.
Lưu ý: HS có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
đ. Diễn đạt (0.25 điểm)
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.
e. Sáng tạo (0.5 điểm)
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.