Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Tự luận SVIP
(1 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ sau: Cánh sẻ vụt qua song/ Hót nắng vàng ánh ỏi.
Bài đọc:TIẾNG HẠT NẢY MẦM
Mắt sáng, nhìn lên bảng
Lớp mươi nụ môi hồng
Đôi tay cô cụp mở
Báo tưng bừng thanh âm...
Cánh sẻ vụt qua song
Hót nắng vàng ánh ỏi
Các bé vẫn lặng chăm
Nhìn theo cô mấp máy...
Sau ngón tay cô đấy
Là tiếng hạt nảy mầm...
Tiếng lá động trong vườn...
Tiếng sớm mai mẹ gọi...
Tiếng cuộc đời sâu vợi
Con tàu biển buông neo...
Ngôi sao mọc rừng chiều
Vó ngựa ran vách đá...
Bao nghĩ suy vất vả
Trong mắt người lo toan
Để từng âm có nghĩa
Bật lên từ môi em...
Nghe cánh vỗ chim non
Trước diệu kỳ tiếng hót
Giữa hồn nhiên lớp học
Ai nụ cười rưng rưng...
(Tô Hà, theo thivien.net)
Hướng dẫn giải:
– Biện pháp tu từ ẩn dụ: hót nắng vàng ánh ỏi.
– Tác dụng: “Ánh ỏi” vốn là từ gợi lên âm thanh tiếng chim, nhưng trong bài thơ này nó còn gợi cả sắc nắng vàng lấp lánh. Tác giả sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ở đây (cảm nhận tiếng hót bằng thị giác thay vì bằng thính giác) có tác dụng đem đến sự giao hòa giữa âm thanh và ánh sáng; gợi lên trong thế giới của trẻ khiếm thính một vùng trời sống động, sinh sắc và vui tươi một cách đầy diệu kì.
(1 điểm) Qua bài thơ, em rút ra được bài học nào?
Bài đọc:TIẾNG HẠT NẢY MẦM
Mắt sáng, nhìn lên bảng
Lớp mươi nụ môi hồng
Đôi tay cô cụp mở
Báo tưng bừng thanh âm...
Cánh sẻ vụt qua song
Hót nắng vàng ánh ỏi
Các bé vẫn lặng chăm
Nhìn theo cô mấp máy...
Sau ngón tay cô đấy
Là tiếng hạt nảy mầm...
Tiếng lá động trong vườn...
Tiếng sớm mai mẹ gọi...
Tiếng cuộc đời sâu vợi
Con tàu biển buông neo...
Ngôi sao mọc rừng chiều
Vó ngựa ran vách đá...
Bao nghĩ suy vất vả
Trong mắt người lo toan
Để từng âm có nghĩa
Bật lên từ môi em...
Nghe cánh vỗ chim non
Trước diệu kỳ tiếng hót
Giữa hồn nhiên lớp học
Ai nụ cười rưng rưng...
(Tô Hà, theo thivien.net)
Hướng dẫn giải:
– HS rút ra được bài học cho bản thân:
+ Thấu hiểu, đồng cảm, thương xót cho những người bị khuyết tật.
+ Cần biết chủ động giúp đỡ, không kì thị, xa lánh những người bị khuyết tật.
(4 điểm) Viết bài văn kể về sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em quan tâm.
Hướng dẫn giải:
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự: Đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài; các ý được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Viết bài văn kể về sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em quan tâm.
c. Đảm bảo yêu cầu của kiểu bài:
HS triển khai bài viết dựa trên các yêu cầu sau:
– Xác định sự việc/ nhân vật sẽ kể.
– Xác định ngôi kể, nhân vật, sự việc chính,…; sử dụng lời kể phù hợp với ngôi kể của người mà em nhập vai.
– Sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả trong khi kể.
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc.