Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đại số: Phương trình và hàm tuyến tính (HEART OF ALGEBRA: LINEAR EQUATIONS AND FUNCTIONS) SVIP
Nội dung này do giáo viên tự biên soạn.
Đại số: Phương trình và hàm tuyến tính
ĐẠI SỐ: Phương trình và hàm tuyến tính | |
Các phương trình tuyến tính một biến |
1. Lập và sử dụng các phương trình tuyến tính một biến để giải quyết các vấn đề trong nhiều bài toán khác nhau. 2. Lập phương trình tuyến tính một biến, diễn giải các nghiệm trong ngữ cảnh của bài toán. 3. Giải được phương trình tuyến tính một biến, sử dụng cấu trúc đại số. 4. Đối với phương trình tuyến tính một biến: a. diễn giải một hằng số, biến, nhân tử hoặc hạng thức trong ngữ cảnh bài toán; b. Xác định các điều kiện theo đó phương trình không có nghiệm, một nghiệm duy nhất hoặc vô số nghiệm. 5. Giải thành thạo phương trình tuyến tính một biến. |
Các hàm tuyến tính |
Đối với phần đại số, hàm tuyến tính có thể được định nghĩa bằng biểu thức tuyến tính một biến hoặc bằng phương trình tuyến tính hai biến. Trong trường hợp đầu tiên, biến là đầu vào và giá trị của biểu thức là đầu ra. Trong trường hợp thứ hai, một trong các biến được chỉ định làm đầu vào và xác định giá trị duy nhất của biến kia, đó là đầu ra. 1. Lập và sử dụng các hàm tuyến tính để giải quyết vấn đề được đặt ra trong nhiều bài toán khác nhau. 2. Lập một hàm tuyến tính để hô hình hóa mối quan hệ giữa hai đại lượng. 3. Đối với hàm tuyến tính được lập dựa trên các số liệu của một bài toán: a. giải thích ý nghĩa của một cặp đầu vào / đầu ra, hằng số, biến, nhân tử hoặc hạng thức dựa trên ngữ cảnh; b. cho biết một giá trị đầu vào, tìm hoặc diễn giải giá trị đầu ra bằng cách sử dụng biểu diễn cho trước; c. cho biết một giá trị đầu ra, tìm hoặc diễn giải giá trị đầu vào bằng cách sử dụng biểu diễn cho trước. 4. Thiết lập liên kết giữa các biểu diễn khác nhau như bảng, số liệu và đồ thị của một hàm tuyến tính bằng cách a. cho một biểu diễn, tìm biểu diễn kia; b. nhận diện các đặc điểm của một biểu diễn khi cho biết một biểu diễn kia; c. xác định cách một đồ thị bị thay đổi bởi một sự thay đổi đối với phương trình của nó. 5. Viết luật cho một hàm tuyến tính khi cho hai cặp đầu vào / đầu ra hoặc một cặp đầu vào / đầu ra và tỉ lệ thay đổi. |
Phương trình tuyến tính hai biến |
Một phương trình tuyến tính hai biến có thể được sử dụng để biểu diễn một ràng buộc hoặc một điều kiện trên hai đại lượng trong các tình huống không có một biến nào được xem là đầu vào hoặc đầu ra. Phương trình tuyến tính cũng có thể được sử dụng để biểu diễn một đường thẳng trong mặt phẳng tọa độ. 1. Thiết lập và sử dụng phương trình tuyến tính hai biến để giải quyết các vấn đề trong nhiều bài toán khác nhau. 2. Thiết lập một phương trình tuyến tính hai biến để mô hình hóa ràng buộc hoặc điều kiện trên hai đại lượng. 3. Đối với phương trình tuyến tính hai biến được lập ra từ một bài toán: a. diễn giải nghiệm, hằng số, biến, nhân tử hoặc hạng thức dựa trên ngữ cảnh của đề bài. b. Cho một giá trị của một đại lượng,, hãy tìm một giá trị của đại lượng kia, nếu có. 4. Thiết lập mối liên hệ giữa các biểu diễn khác nhau như biểu diễn dạng bảng, dạng đại số và dạng đồ thị của phương trình tuyến tính hai biến bằng cách a. suy ra một biểu diễn từ biểu diễn khác; b. nhận diện các đặc điểm của một biểu diễn khi cho biểu diễn kia; c. xác định cách một đồ thị bị ảnh hưởng bởi một sự thay đổi trong phương trình của nó. 5. Viết phương trình của một đường thẳng biết hai điểm trên đường thẳng, hoặc biết một điểm và hệ số góc của đường thẳng, hoặc biết một điểm và song song/vuông góc với một đường thẳng khác. |
Hệ hai phương trình tuyến tính hai biến |
1. Thiết lập và sử dụng một hệ phương trình tuyến tính hai biến dựa theo những dữ liệu của đề bài, sau đó giải phương trình đó. 2. Thiết lập hệ phương trình tuyến tính hai biến và diễn giải nghiệm trong ngữ cảnh của bài toán 3. Thiết lập sự kết nối giữa các biểu diễn khác nhau của hệ phương trình tuyến tính: dạng bảng, dạng đại số, dạng đồ thị. Tìm dạng của một biểu diễn khi biết dạng biểu diễn kia. 4. Giải một hệ thống gồm hai phương trình tuyến tính trong hai biến, sử dụng biến đổi đại số. 5. Đối với một hệ phương trình tuyến tính hai biến: a. diễn giải nghiệm, hằng số, biến, nhân tử hoặc hạng thức dựa trên ngữ cảnh; b. Xác định các điều kiện để hệ không có nghiệm, một nghiệm duy nhất hoặc vô số nghiệm. 5. Giải thành thạo một hệ phương trình tuyến tính hai biến |
Bất đẳng thức tuyến tính một hoặc hai biến |
1. Thiết lập và sử dụng bất đẳng thức tuyến tính một hoặc hai biến để giải quyết vấn đề được đưa ra trong các bài toán 2. Thiết lập bất đẳng thức tuyến tính một hoặc hai biến và diễn giải nghiệm theo ngữ cảnh của bài toán. 3. Đối với bất đẳng thức tuyến tính một hoặc hai biến, hãy diễn giải một hằng số, biến số, nhân tử hoặc hạng thức. 4. Thiết lập mối liên hệ giữa các biểu diễn khác nhâu của bất đẳng thức tuyến tính một biến hoặc hai biến: dạng bảng, dạng đại số và dạng đồ thị. Hãy rút ra dạng biểu diễn này khi cho biết dạng biểu diễn kia. 5. Cho một bất đẳng thức tuyến tính hoặc hệ bất đẳng thức tuyến tính, hãy diễn giải ra một điểm thuộc tập nghiệm. |
Đại số là ngôn ngữ của nhiều phần toán trong trung học phổ thông, và nó cũng là điều kiện tiên quyết quan trọng cho toán cao cấp và giáo dục sau trung học trong nhiều môn học. Bài thi SAT được thiết kế lại tập trung mạnh vào đại số và đặc biệt nhận ra những điều cốt yếu của môn học cần thiết nhất để thành công ở đại học và nghề nghiệp. Phần trọng tâm của đại số sẽ đánh giá khả năng phân tích, việc giải thành thạo và lập hệ phương trình, bất phương trình tuyến tính của học sinh. Học sinh cũng sẽ được yêu cầu phân tích và giải các phương trình và hệ phương trình bằng nhiều kỹ thuật.
Để đánh giá đầy đủ về tài liệu được cung cấp, những bài toán sẽ có sự thay đổi đáng kể về hình thức. Các bài toán có thể là các bài nhận biết đơn giản hoặc có thể đặt ra các thách thức bằng cách đưa ra những bài mang tính vận dụng cao, chẳng hạn như diễn giải mối liên hệ tác động lẫn nhau giữa các biểu diễn đồ thị và diểu diễn đại số; hoặc giải toán như một quá trình suy luận. Học sinh cần thể hiện cả kỹ năng và sự hiểu biết sâu sắc về các khái niệm làm cơ sở cho các phương trình và hàm tuyến tính trong yêu cầu của phần trọng tâm đại số.
Nắm vững các phương trình và hàm tuyến tính có lợi cho học sinh. Khả năng sử dụng các phương trình tuyến tính để mô hình hóa các vấn đề và biểu diễn các đại lượng chưa biết rất hữu ích trong chương trình giảng dạy ở các lớp học sau trung học cũng như tại nơi làm việc. Hơn nữa, các phương trình và hàm tuyến tính vẫn là nền tảng mà phần lớn toán cao cấp được xây dựng. Ví dụ, hãy xem xét rằng các đạo hàm trong giải tích được sử dụng để tính gần đúng các đường cong bởi các đường thẳng và để tính gần đúng các hàm phi tuyến tính gần đúng bằng các hàm tuyến tính. Nếu không có nền tảng vững chắc về cốt lõi của đại số, phần lớn toán cao cấp không thể tiếp cận được.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây