Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Củng cố, mở rộng SVIP
CỦNG CỐ, MỞ RỘNG
1. Kẻ bảng vào vở theo mẫu sau và điền thông tin phù hợp:
Văn bản |
Luận đề |
Luận điểm |
Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam |
|
Luận điểm 1: Luận điểm 2: … |
Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa |
|
Luận điểm 1: Luận điểm 2: … |
* Văn bản: Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam
- Luận đề:
- Luận điểm:
- Thu ẩm - Bài thơ thể hiện vẻ đẹp của mùa thu ở nhiều thời điểm, sự khái quát về cảnh thu.
- Thu vịnh - Bài thơ mang cái hồn, cái thần của cảnh vật mùa thu hơn cả, cái thanh, cái trong, cái nhẹ, cái cao.
- Thu điếu - Bài thơ điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam.
* Văn bản: Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa
- Luận đề:
- Luận điểm:
2. Từ hai văn bản Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam và Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa, hãy rút ra đặc điểm cơ bản của văn bản nghị luận văn học.
Đặc điểm cơ bản của văn bản nghị luận văn học:
- Về mục đích, nội dung:
+ Thuộc thể văn nghị luận, viết nhằm thuyết phục người đọc về ý kiến, quan điểm của người viết.
+ Có yếu tố cơ bản là ý kiến, lí lẽ, bằng chứng. Lí lẽ và bằng chứng cần thuyết phục, làm sáng tỏ ý kiến; cần được sắp xếp theo trình tự hợp lí.
- Về luận đề: xoay quanh các vấn đề của văn học trong một tác phẩm cụ thể.
- Về luận điểm: bám sát vào luận đề để triển khai luận điểm làm sáng tỏ luận đề.
- Về lí lẽ, bằng chứng: xoay quanh các tác phẩm văn học cần phân tích. Lí lẽ là những phân tích, lí giải về tác phẩm. Bằng chứng là những từ ngữ, chi tiết, trích dẫn,… từ tác phẩm để làm sáng tỏ lí lẽ.
3. Chỉ ra sự tương đồng và khác biệt giữa văn bản nghị luận xã hội và văn bản nghị luận văn học.
- Điểm tương đồng
- Điểm khác biệt:
+ Văn bản nghị luận xã hội
- Đề tài về lĩnh vực đời sống: hiện tượng đời sống, tư tưởng đạo lí.
- Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng xoay quanh vấn đề đời sống. Lí lẽ là những kiến giải của người viết về vấn đề đời sống. Bằng chứng có thể là nhân vật, sự kiện, số liệu,.. từ đời sống.
+ Văn bản nghị luận văn học
- Đề tài về văn học: một khía cạnh về nội dung và hình thức của tác phẩm văn học.
- Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng xoay quanh các tác phẩm văn học cần phân tích. Lí lẽ là những phân tích, lí giải về tác phẩm. Bằng chứng là những từ ngữ, chi tiết, trích dẫn,... từ tác phẩm để làm sáng tỏ lí lẽ.
4. Mỗi người đọc với sự khác biệt về lứa tuổi, nhận thức, trải nghiệm,… sẽ có những cách cảm nhận, đánh giá khác nhau về tác phẩm văn học.
Hãy viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) với câu chủ đề trên, trong đoạn văn có sử dụng ít nhất hai thành phần biệt lập.
Gợi ý:
- Chọn vị trí cho câu chủ đề: có thể nằm ở đầu đoạn hoặc cuối đoạn.
- Đoạn văn cần trả lời được câu hỏi: “Vì sao mỗi người đọc với sự khác biệt về lứa tuổi, nhận thức, trải nghiệm,… sẽ có những cách cảm nhận, đánh giá khác nhau về tác phẩm văn học?
+ Mỗi người có độ tuổi, nhận thức, trải nghiệm khác nhau sẽ có góc nhìn cuộc sống và quan niệm về nghệ thuật, thế giới khác nhau.
+ Người càng có nhiều trải nghiệm càng có cách nhìn nhận vấn đề bao quát, chi tiết hơn. Ngược lại người có ít kinh nghiệm sống sẽ có cái nhìn trong sáng, mới mẻ, giàu tưởng tượng hơn.
+ Tác phẩm văn học luôn đa nghĩa, rộng mở nên có thể ở mỗi người khác nhau sẽ có cách tiếp cận vấn đề khác nhau. Thậm chí, cùng một người nhưng thời điểm đọc tác phẩm khác nhau cũng sẽ có thêm những suy ngẫm, những quan điểm khác nhau.
- Đoạn văn cần đúng dung lượng khoảng 7 – 9 câu; có sử dụng ít nhất hai thành phần biệt lập.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây