Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Chùm ca dao trào phúng SVIP
CHÙM CA DAO TRÀO PHÚNG
I. Tìm hiểu chung
1. Ca dao
Ca dao là một thể thơ dân gian Việt Nam được truyền miệng dưới dạng lời thoại không theo một nhịp điệu cụ thể nào, thường được viết theo thể thơ lục bát để dễ nhớ. Ca dao bộc lộ tâm tình, tình cảm của người nói, người viết về đủ mọi đề tài trong cuộc sống.
2. Phương thức biểu đạt
Biểu cảm xen tự sự.
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Bài ca dao số 1
Chập chập rồi lại cheng cheng
Con gà sống lớn để riêng cho thầy
Đơm xôi thì đơm cho đầy
Đơm mà vơi đĩa thì thầy không ưa.
- Từ ngữ:
+ Sử dụng các từ tượng thanh “chập chập”, “cheng cheng”.
--> Gợi tả âm thanh của chiêng, mõ.
+ Hình ảnh: thầy, gà, xôi.
--> Ngữ cảnh của bài ca dao: Một buổi cúng lễ, có âm thanh của chiêng, mõ; có lễ vật là xôi, gà; có thầy cúng.
--> Có lẽ “hiệu quả” của buổi lễ tỉ lệ thuận với lễ vật cho thầy cúng chứ không phải ở lòng thành của gia chủ dâng lên thánh thần. Ở một số dị bản, câu cuối của bài ca dao là “Đơm mà vơi đĩa thì thánh nhà thầy không thiêng”. Rõ là đối với thầy cúng, chả có thánh thần linh thiêng nào, quan trọng là lễ vật của gia chủ. Ở bài ca dao này, thầy cúng là một người tham lam, lừa bịp.
--> Mỉa mai, châm biếm những người làm nghề bói toán dởm, lừa bịp.
--> Cảnh báo mọi người nên cẩn trọng, tránh thói mê tín dị đoan.
2. Bài ca dao số 2
Con mèo mà trèo cây cau
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà
Chú chuột đi chợ đường xa
Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo.
- Nhân vật: mèo và chuột.
--> Mèo là hình ảnh thể hiện thói đạo đức giả. Vì thế, câu trả lời cho sự giả bộ hỏi thăm của mèo được coi như một lời chửi (giỗ cha con mèo), lột bộ mặt giả nhân giả nghĩa của mèo.
--> Quan hệ đối nghịch mèo - chuột không chỉ phản ánh một quy luật tự nhiên mà còn biểu hiện xung đột gay gắt của hai kiểu người trong xã hội: kẻ mạnh - kẻ yếu.
3. Bài ca dao số 3
- Những thứ anh học trò phải bán để cưới vợ là những thứ không thuộc sở hữu cá nhân, càng không thuộc về anh học trò nghèo.
--> Vì vậy, việc bán bể, bán sông là điều không tưởng, không bao giờ xảy ra trong thực tế.
- Đồ dẫn cưới của anh học trò nghèo gồm: trăm tám ông sao, trăm tấm lụa đào, mươi cót
- Nếu việc bán bể, bán sông là điều không tưởng thì những lễ vật dẫn cưới của anh học trò là điều phi thực tế. Những thứ đó có giá trị quá lớn so với một đám cưới, cũng là những thứ mà anh học trò nghèo không bao giờ có nổi. Thậm chí có những thứ không bao giờ tìm được trong thực tế (ông sao, mỡ muỗi).
* Nghệ thuật tạo dựng tiếng cười:
+ Phóng đại: khả năng, mức độ, số lượng.
+ Liệt kê: các lễ vật tưởng như không thể kể hết (dấu ba chấm kết thúc bài ca dao để ngỏ khả năng điền tiếp các lễ vật khác).
III. Tổng kết
1. Nội dung
Bài học trong cuộc sống lên án thói mê tín dị đoan, sự đối nghịch giả tạo, thủ tục thách cưới được thể hiện trong bài ca dao kết hợp với giọng điệu ngôn ngữ tạo nên tiếng cười trong ca dao.
2. Nghệ thuật
Sử dụng biện pháp phóng đại, nói quá, liệt kê, đối lập tương phản trong bài ca dao trào phúng.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây