Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Chữ Nôm và chữ Quốc ngữ; điển tích, điển cố SVIP
CHỮ NÔM VÀ CHỮ QUỐC NGỮ; ĐIỂN TÍCH, ĐIỂN CỐ
A. Lí thuyết
I. Chữ Nôm và chữ Quốc ngữ
1. Chữ Nôm
2. Chữ Quốc ngữ
- Chữ Quốc ngữ ra đời vào nửa đầu thế kỉ XVII và được cải tiến, hoàn thiện trong vòng hai thế kỉ tiếp theo. Đây là một hệ thống chữ viết có nhiều ưu điểm, có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, đồng thời là phương tiện làm nên một nền văn học phong phú - nền văn học chữ Quốc ngữ.
II. Điển tích, điển cố
- Trong sáng tác văn chương, việc sử dụng điển tích, điển cố làm cho cách diễn đạt trở nên hàm súc, uyên bác, giàu sức biểu hiện, gián tiếp bộc lộ thái độ, cảm xúc của tác giả, đem lại hứng thú cho người đọc.
- Ví dụ 1:
- Ví dụ 2:
Trước sau nào thấy bóng người
Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
+ Khi viết hai dòng lục bát trên, Nguyễn Du đã dẫn lại ý trong bài thơ Đề đô thành nam trang (Đề ở trại phía nam đô thành) của nhà thơ Thôi Hộ (Trung Quốc): Tích nhân kim nhật thử môn trung,/Nhân diện đào hoa tương ánh hồng/Nhân diện bất tri hà xứ khứ/Đào hoa y cựu tiếu đông phong.
B. Luyện tập
Bài 1: Xác định điển tích, điển cố và nêu tác dụng của việc sử dụng điển tích, điển cố trong các trường hợp sau:
a.
Trướng hùm mở giữa trung quân,
Từ Công sánh với phu nhân cùng ngồi.
Tiên nghiêm, trống chửa dứt hồi,
Điểm danh trước dẫn chực ngoài cửa viên.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
b.
Cho gươm mời đến Thúc lang,
Mặt như chàm đổ, mình dường dẽ run.
Nàng rằng: "Nghĩa trọng nghìn non,
Lâm Tri người cũ, chàng còn nhớ không?
Sâm, Thương chẳng vẹn chữ tòng,
Tại ai, há dám phụ lòng cố nhân?
Gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân.
Tạ lòng dễ xứng, báo ân gọi là. [...]"
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
- Điển cố: Sâm Thương.
- Theo Đào Duy Anh trong Từ điển Truyện Kiều (NXB Khoa học xã hội, 1989, tr. 395): sao Sâm và Thương là hai ngôi sao khác nhau. Trong vòm trời, hai vì sao ấy cách nhau gần 180 độ, cho nên hễ sao này mọc thì sao kia lặn, không thể nào cùng thấy trong một bầu trời (người ta vẫn hiểu lầm là sao Hôm và sao Mai). Sâm Thương có ý chỉ việc không bao giờ hai hình ảnh ấy (sao Sâm và Thương) cùng xuất hiện trong một bầu trời, ngụ ý chỉ sự chia li, cách biệt, không bao giờ gặp nhau.
Bài 2: Dùng từ điển để tra cứu nghĩa của các thành ngữ dưới đây và cho biết các thành ngữ này gắn với điển tích, điển cố nào.
a. Lá thắm chỉ hồng
b. Tái Ông thất mã
c. Ngưu lang Chức nữ
- Lá thắm chỉ hồng:
+ Thành ngữ này gắn điển tích, điển cố: Vu Hượu đời Đường kết duyên với nàng cung nữ mà trước đây chàng đã từng đề thơ của mình vào chiếc lá thắm đỏ thả trôi theo dòng nước gửi vào cung cấm; cũng ví như Vi Cố kết duyên với người con gái trước đây chàng đã thuê người giết và muốn chống lại duyên phận khi ông tơ cho biết chỉ hồng đã buộc vào chân hai người từ lúc người con gái ấy mới lên ba. (Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành, Từ điển thành ngữ Việt Nam, NXB Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, năm 1994, trang 365)
- Tái Ông thất mã
+ Thành ngữ gắn với điển tích, điển cố sau: Thượng Tái ông có con ngựa quý tự nhiên biến mất, nhiều người đến hỏi thăm, ông nói với họ biết đâu đó lại là điều phúc. Quả nhiên, ít hôm sau ngựa quý quay về và kéo theo mấy con ngựa khác về cùng. Ông lại nói với mọi người biết đâu đó là điều hoạ, và đúng vậy, con trai ông mải mê phi ngựa, chẳng may ngã gãy chân. Thượng Tái ông lại nói với mọi người biết đâu đó lại là điều phúc. Ít lâu sau có giặc, trai trẻ trong làng đều phải ra trận, nhiều người chẳng bao giờ trở về nữa, riêng con ông vì tàn tật mà được ở lại và sống sót. (Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành, Từ điển thành ngữ Việt Nam, NXB Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, năm 1994, trang 556).
- Ngưu lang Chức nữ
+ Thành ngữ gắn với câu chuyện của đôi vợ chồng Ngưu lang và Chức nữ, bị trời phạt, mỗi năm chỉ được gặp nhau một lần vào mồng 7 tháng 7 âm lịch. (Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Khang, Phan 202 Xuân Thành, Từ điển thành ngữ Việt Nam, NXB Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, năm 1994, trang 192).
Bài 3: Kể tên một tác phẩm văn học viết bằng chữ Nôm mà em biết. Chỉ ra ít nhất một từ ngữ hoặc hình ảnh mà em thích trong tác phẩm ấy và giải thích lí do em lựa chọn từ ngữ/hình ảnh như vậy.
- Hướng dẫn giải:
+ HS có thể kể tên một tác phẩm văn học viết bằng chữ Nôm mà em biết trong số những VB đã học hoặc đã đọc như: Đề đền Sầm Nghi Đống (Hồ Xuân Hương), Truyện Kiều (Nguyễn Du), Qua đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan), Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến), Tự trào (Trần Tế Xương), Truyện Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu),…
+ HS chọn và chỉ ra ít nhất một từ ngữ hoặc hình ảnh mà em thích trong tác phẩm ấy và giải thích lí do lựa chọn từ ngữ/hình ảnh ấy.
Bài 4: Xác định thành ngữ có trong đoạn trích sau và cho biết hiệu quả của việc sử dụng (những) thành ngữ này:
Vợ chàng quỷ quái, tinh ma,
Phen này kẻ cắp, bà già gặp nhau!
Kiến bò miệng chén chưa lâu.
Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa!
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Hiệu quả của việc sử dụng những thành ngữ trên trong đoạn trích:
+ Kiều đã chỉ rõ Hoạn Thư là một người đàn bà nham hiểm, độc ác; những việc làm của Hoạn Thư nay đã đến lúc trả giá. Vì vậy kẻ xảo quyệt, tinh ma như Hoạn Thư nay sẽ gặp đối thủ tương xứng chính là nàng Kiều, và việc Hoạn Thư phải trả giá phù hợp với triết lí dân gian "ác giả ác báo", lưới trời lồng lộng không thể thoát được, vì vậy tình cảnh của Hoạn Thư chính là "kiến bò miệng chén chưa lâu".
+ Tính hàm súc, giàu hình tượng, biểu cảm của thành ngữ giúp Thúc Sinh hiểu rõ thái độ, dự định và sự quyết liệt của nàng về việc trả thù Hoạn Thư.
Bài 5: Nêu tác dụng của việc sử dụng từ Hán Việt trong ngữ liệu b, bài tập 1.
Cho gươm mời đến Thúc lang,
Mặt như chàm đổ, mình dường dẽ run.
Nàng rằng: "Nghĩa trọng nghìn non,
Lâm Tri người cũ, chàng còn nhớ không?
Sâm, Thương chẳng vẹn chữ tòng,
Tại ai, há dám phụ lòng cố nhân?
Gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân.
Tạ lòng dễ xứng, báo ân gọi là. [...]"
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
- Một số từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn trích: nghĩa, trọng, non, tòng, cố nhân, tạ, xứng, báo, ân,…
- Tác dụng: Làm cho lời thơ trang trọng; thể hiện thái độ trân trọng, biết ơn của Thuý Kiều khi nói về những ân tình mà Thúc Sinh đã dành cho nàng.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây