Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 3. Vai trò của Sử học SVIP
1. Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, di sản thiên nhiên
a. Mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, di sản thiên nhiên
- Giá trị di sản thường thể hiện ở nhiều khía cạnh: lịch sử, văn hoá, kiến trúc, mĩ thuật, cảnh quan thiên nhiên,... Việc sử dụng những phương pháp nghiên cứu của Sử học với tư cách là một khoa học có tính liên ngành đóng vai trò quan trọng nhất trong việc khẳng định giá trị của di sản đó.
- Những kết quả nghiên cứu của Sử học về giá trị di sản là cơ sở khoa học vững chắc cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản, đảm bảo yêu cầu cốt lõi:
+ Đảm bảo tính nguyên trạng.
+ Giữ được "yếu tố gốc cấu thành di tích".
+ Đảm bảo tính "xác thực, "toàn vẹn", "giá trị nổi bật",...
b. Vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, di sản thiên nhiên
- Di sản văn hoá vật thể gồm nhiều loại hình, xây dựng bằng nhiều chất liệu, dễ bị biến dạng, xuống cấp, hư hỏng.
=> Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản góp phần quan trọng nhất trong việc hạn chế cũng như khắc phục có hiệu quả những tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên và của con người.
- Loại hình di sản văn hoá phi vật thể đối diện với nguy cơ bị mai một và nhiều thách thức khác.
=> Thông qua công tác bảo tồn, những di sản đó được tái tạo, giữ gìn và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Đối với di sản thiên nhiên, công tác bảo tồn góp phần phát triển đa dạng sinh học, làm tăng giá trị khoa học của di sản.
- Bảo tồn và phát huy giá trị di sản góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
2. Sử học với sự phát triển du lịch
a. Vai trò của lịch sử và văn hoá đối với sự phát triển du lịch: Lịch sử và văn hoá là nguồn tài nguyên quý báu của du lịch, đặc biệt là du lịch văn hoá.
b. Vai trò của du lịch đối với công tác bảo tồn di tích lịch sử, di sản văn hoá
Du lịch và công tác bảo tồn di tích lịch sử, di sản văn hoá có mối quan hệ hai chiều:
- Du lịch góp phần thúc đẩy việc bảo vệ di tích lịch sử, di sản văn hoá.
- Nhu cầu tham quan của khách du lịch thôi thúc chính quyền quan tâm đến việc bảo tồn và phát huy giá trị của di tích, di sản, từ đo tạo nguồn lực cốt lõi cho phát triển bền vững du lịch.
- Một phần doanh thu từ du lịch được tái đầu tư vào việc bảo tồn, tôn tạo, tôn vinh, phục dựng và quản lí di tích lịch sử - văn hoá, di sản vật thể.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây