Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Chủ đề 2. Một số cảm biến thông dụng trong nông nghiệp SVIP
1. CẢM BIẾN NHIỆT ĐỘ
- Cảm biến nhiệt độ:
+ Là thiết bị đo sự thay đổi về nhiệt độ.
+ Cấu tạo bên ngoài:
-
Đầu dò (điểm đo nhiệt độ).
-
Dây nối.
-
Đầu dây nối giữa cảm biến và mô đun.
- Mô đun cảm biến nhiệt độ được sử dụng để đo, giám sát và điều chỉnh nhiệt độ tự động của môi trường, các thiết bị như:
+ Bồn đun nước, lò nung, lò sấy.
+ Kho bảo quản, tủ lạnh, máy điều hòa nhiệt độ,...
- Cảm biến nhiệt độ có các thông số kĩ thuật:
+ Điện áp định mức: 5 VDC hoặc 12 VDC.
+ Phạm vi nhiệt độ đo được: từ - 50°C đến 1100°C.
2. CẢM BIẾN ĐỘ ẨM ĐẤT
- Cảm biến độ ẩm đất:
+ Là thiết bị phát hiện và đo lường độ ẩm trong đất.
+ Cấu tạo bên ngoài:
-
Đầu dò của cảm biến.
-
Cục nối dây giữa cảm biến với mô đun.
- Mô đun cảm biến độ ẩm đất:
+ Được ứng dụng để đo và điều chỉnh tự động độ ẩm đất trong các hệ thống tưới tiêu tự động trong sản xuất nông nghiệp.
- Cảm biến độ ẩm có các thông số kĩ thuật:
+ Điện áp định mức: 5 VDC hoặc 12 VDC.
+ Phạm vi độ ẩm đo được: từ 20% đến 99%.
3. CẢM BIẾN ÁNH SÁNG
- Cảm biến ánh sáng (quang trở):
+ Là thiết bị chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành tín hiệu điện.
+ Cấu tạo bên ngoài:
-
Điện cực thứ nhất.
-
Điện cực thứ hai.
-
Vỏ sứ.
-
Chân cảm biến (cục nối dây giữa cảm biến với mô đun).
- Mô đun cảm biến ánh sáng, được ứng dụng trong:
+ Hệ thống chiếu sáng tự động.
+ Hệ thống mái che tự động trong các trang trại chăn nuôi, trồng trọt hay các nhà kính.
- Cảm biến ánh sáng có các thông số kĩ thuật:
+ Điện áp định mức: 5 VDC hoặc 12 VDC.
+ Dải đo cường độ ánh sáng: từ 0 đến 998 Lux.
4. CẢM BIẾN pH
- Cảm biến pH:
+ Là thiết bị đo độ pH của nước hoặc các dung dịch.
+ Cấu tạo bên ngoài:
-
Đầu dò (điểm đo độ pH).
-
Dây nối.
-
Đầu nối cảm biến với mô đun.
- Mô đun cảm biến pH, được ứng dụng trong hệ thống:
+ Bón phân tự động cho cây trồng.
+ Giám sát chất lượng nước tự động cho nuôi trồng thủy sản, thủy canh, thủy sinh,...
- Thông số kĩ thuật của cảm biến pH:
+ Điện áp định mức: từ 3,3 VDC đến 5 VDC.
+ Phạm vi đo độ pH: từ 0 đến 14.
+ Nhiệt độ đo: từ 0ºC đến 60ºC.
5. RƠ LE THỜI GIAN
- Rơ le thời gian còn được gọi là bộ định thời (timer).
- Các bộ phận chính của rơ le thời gian:
+ Đồng hồ chỉnh thời gian trễ.
+ Thân rơ le.
+ Đế rơ le.
- Sơ đồ chân đế rơ le:
+ Chân 2 và 7 được nối với nguồn AC hoặc DC để cấp điện cho cuộn dây rơ le.
+ Chân 1, 3, 4 nối với bộ tiếp điểm bật, tắt tức thời (không có thời gian trễ).
+ Chân 5, 6, 8 nối với bộ tiếp điểm bật, tắt có thời gian trễ.
- Trong sản xuất nông nghiệp:
+ Rơ le thời gian được sử dụng phổ biến trong hệ thống tưới nước tự động theo thời gian thực.
+ Rơ le thời gian cũng được ứng dụng phổ biến để bật, tắt tự động đèn chiếu sáng, quạt thông gió, máy sưởi ấm,...
- Thông số kĩ thuật của rơ le thời gian:
+ Điện áp định mức: 12 VDC, 24 VDC hoặc 220 VAC.
+ Thời gian trễ:
-
Từ 0 đến 10 giây.
-
Từ 0 đến 30 giây.
-
Từ 0 đến 60 giây.
-
Từ 0 đến 60 phút.
-
Theo thời gian thực từ 0 đến 24 giờ.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây