Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Chủ đề 1. Mô hình nông nghiệp công nghệ cao (phần 2) SVIP
1. CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA MÔ HÌNH NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ
1.3. Một số mô hình nông nghiệp công nghệ cao
Các thành phần cơ bản của nông nghiệp công nghệ cao được minh họa thông qua một số mô hình nông nghiệp thông minh sau:
* Mô hình trang trại thông minh:
- Mô hình trang trại được quy hoạch thành từng khu vực chuyên biệt, kết hợp sử dụng các công nghệ hiện đại trong canh tác.
- Một số thành phần công nghệ được ứng dụng trong mô hình:
+ Máy kéo và robot thông minh.
+ Máy bay không người lái.
+ Công nghệ IoT kết hợp AI giám sát, quản lí và phân tích dữ liệu tự động.
* Mô hình nhà kính thông minh:
- Là phương pháp sản xuất nông nghiệp giúp nâng cao năng suất của rau, hoa quả, cây trồng.
- Giúp người nông dân có thể kiểm soát ánh sáng, chất dinh dưỡng, nhiệt độ, độ ẩm, côn trùng,... thông qua ứng dụng một số công nghệ tiên tiến như:
+ Hệ thống kiểm soát, giám sát nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm thông qua đèn LED, quạt hút,...
+ Hệ thống tưới tiêu tự động như: nhỏ giọt, phun sương,...
+ Robot thông minh.
+ Cảm biến IoT kết nối phần mềm quản lí và điều khiển từ xa.
2. VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC, KĨ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ ĐỐI VỚI NHỮNG THÀNH TỰU CỦA NỀN NÔNG NGHIỆP
- Tối ưu hóa việc sử dụng các tài nguyên như nước, phân bón và thuốc trừ sâu:
+ Sử dụng:
-
Công nghệ Internet vạn vật kết nối cảm biến.
-
Thiết bị thông minh được trang bị công nghệ trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu lớn và điện toán đám mây.
+ Thu thập, phân tích, giám sát dữ liệu về:
-
Sức khỏe cây trồng, vật nuôi.
-
Điều kiện đất đai.
-
Các kiểu thời tiết.
=> Giúp nông dân thay đổi tập quán canh tác, mở rộng quy mô sản xuất, giảm chất thải ra môi trường và cải thiện năng suất nuôi trồng.
- Xác định các khu vực có khả năng mất năng suất hoặc nhiễm sâu bệnh thông qua sử dụng vệ tinh và máy bay không người lái, để đưa ra các biện pháp can thiệp phù hợp.
=> Giúp giảm việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu, đồng thời tăng năng suất cây trồng.
- Thay thế dần con người trong việc thực hiện các nhiệm vụ gieo hạt, trồng trọt, vệ sinh chuồng trại, thu hoạch, chế biến, bảo quản,... bằng robot tự động, giúp:
+ Tăng năng suất lao động, hiệu quả kinh tế, chất lượng sản phẩm.
+ Giảm tác động môi trường.
- Tạo ra những giống cây trồng, vật nuôi tốt nhờ công nghệ sinh học nông nghiệp, công nghệ chỉnh sửa gene, giúp:
+ Tăng khả năng chống chịu với điều kiện khắc nghiệt của thời tiết.
+ Kháng sâu bệnh, nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi.
- Xác nhận thông tin về nguồn gốc, chất lượng nông sản:
+ Ứng dụng công nghệ Blockchain: tạo hồ sơ an toàn và minh bạch về mọi giai đoạn của chuỗi cung ứng thực phẩm từ trang trại đến nơi tiêu thụ với một số tính năng:
-
Truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
-
Quản lí vùng sản xuất, sàn thương mại điện tử.
=> Đảm bảo an toàn và minh bạch trong sản xuất, tạo niềm tin cho người tiêu dùng.
+ Gây dựng lợi thế cạnh tranh bằng việc tạo niềm tin với người tiêu dùng.
+ Giảm thiểu áp lực về việc chứng thực sản phẩm an toàn.
+ Giúp quản lí quy trình sản xuất tốt hơn theo thời gian thực.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây