Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Văn bản Cầu hiền chiếu SVIP
CẦU HIỀN CHIẾU
Ngô Thì Nhậm
I. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm.
1. Tác giả
- Ngô Thì Nhậm (1746 - 1803) hiệu là Hi Doãn, người làng Tả Thanh Oai (làng Tó), huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội).
- Năm 1775, ông đỗ tiến sĩ, từng được chúa Trịnh giao cho giữ chức Đốc đồng trấn Kinh Bắc.
- Năm 1788, nhà Lê - Trịnh sụp đổ, ông đi theo phong trào Tây Sơn, được vua Quang Trung phong làm Lại bộ Tả thị lang, sau thăng chức Binh bộ thượng thư.
- Ông có công lớn với triều đại Tây Sơn: thu phục nhiều cựu thần nhà Lê ra cộng tác với nhà Tây Sơn, hỗ trợ đắc lực cho cuộc tiến công của vua Quang Trung ra Bắc đánh bại quân Thanh, phụ trách việc bang giao với nhà Thanh, soạn thảo nhiều văn kiện quan trọng cho triều đại Tây Sơn,...
2. Tác phẩm
- Hoàn cảnh sáng tác: Cầu hiền chiếu được vua Quang Trung giao cho Ngô Thì Nhậm thay mình viết vào khoảng năm 1788 - 1789.
- Mục đích viết: thuyết phục sĩ phu Bắc Hà, tức các trí thức của triều đại cũ (Lê - Trịnh) ra làm việc cho triều đại Tây Sơn.
- Thể loại: Chiếu.
- Phương thức biểu đạt:
- Bố cục:
II. Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
1. Nghệ thuật lập luận
a. Luận đề
b. Luận điểm và mối quan hệ giữa các luận điểm
Mối quan hệ giữa các luận điểm: Chặt chẽ, nguyên nhân - kết quả
Luận điểm 1 là cơ sở để nêu luận điểm 2, luận điểm 2 tất yếu sẽ dẫn đến nội dung cần trình bày ở luận điểm 3. Nhờ 3 luận điểm trên mà cách thức chiêu mộ người hiền tài nêu ra ở luận điểm 4 mới hợp lí, logic.
c. Lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ luận điểm
* Luận điểm 1: Theo lẽ xưa nay, người hiền tài phải phát huy tài năng, thể hiện vai trò của mình trong cuộc sống.
Lí lẽ:
-
Người hiền xuất hiện ở đời, thì như ngôi sao sáng trên trời cao. Sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần, người hiền ắt làm sứ giả cho thiên tử.
-
Nếu như che mất ánh sáng, giấu đi vẻ đẹp, có tài mà không được đời dùng, thì đó không phải là ý trời sinh ra người hiền vậy.
=> Lí lẽ cho thấy thái độ trân trọng, đề cao của tác giả với người tài, khẳng định vai trò của họ với đất nước.
* Luận điểm 2: Nhiều kẻ sĩ đang lánh đời, trong khi nhà vua mong gặp được người hiền tài.
Lí lẽ:
- Trước đây thời thế suy vi, kẻ sĩ trốn tránh việc đời là điều dễ hiểu. Nay, đất nước thống nhất, nhà vua mong mỏi, kẻ sĩ vẫn chưa lộ diện.
Bằng chứng:
-
kẻ sĩ phải ở ẩn trong ngòi khe, trốn tránh việc đời.
-
những bậc tinh anh trong triều đường phải kiêng dè không dám lên tiếng.
-
kẻ gõ mõ canh cửa.
-
kẻ ra biển vào sông, chết đuối trên cạn mà không biết, dường như muốn lẩn tránh suốt đời.
=> Thái độ của người viết trước thái độ, phản ứng của người hiền tài: Suy tư, trăn trở và phê phán kín đáo sự thờ ơ của các sĩ phu Bắc Hà.
* Luận điểm 4: Nêu cách thức chiêu mộ, sử dụng người hiền tài.
Lí lẽ:
- Trong khoảng trời đất, hiền tài còn ẩn náu, trước đây thì nên như thế. Nay trời trong sáng, đất thanh bình, chính là lúc người hiền gặp hội gió mây.
Bằng chứng:
- Các hình thức chiêu mộ hiền tài: dâng sớ tâu bày; tiến cử, tự tiến cử.
Nhận xét về lí lẽ, bằng chứng:
-
Lí lẽ là những suy luận logic, chạm đến chân lí phổ biến nên ai cũng phải thừa nhận.
-
Bằng chứng được lấy từ thực tế đời sống nên rất khó bác bỏ.
d. Các yếu tố bổ trợ
Yếu tố thuyết minh:
- Trước đây thời thế suy vi, trung châu gặp nhiều biến cố, kẻ sĩ phải ở ẩn trong ngôi khe, trốn tránh việc đời, những bậc tinh anh trong triều đường phải kiêng dè không dám lên tiếng…
- Thuyết minh về tình hình khó khăn của đất nước: Nay đương ở buổi đầu của nền đại định, công việc vừa mới mở ra. Kỉ cương nơi triều chính còn nhiều khiếm khuyết, công việc ngoài biên đương phải lo toan. Dân còn nhọc mệt chưa lại sức, mà đức hoá của trẫm chưa kịp nhuần thấm khắp nơi.
Yếu tố biểu cảm:
2. Sức thuyết phục của bài chiếu và tình cảm của người viết
a. Sức thuyết phục của bài chiếu
- Tư tưởng, mục đích được nêu rõ ràng qua luận đề: Cần người hiền tài giúp vua dựng xây đất nước.
- Các luận điểm rõ ràng, mạch lạc, quan hệ với nhau rất chặt chẽ.
- Các lí lẽ sắc bén, bằng chứng xác thực.
b. Tình cảm của người viết
Người viết thay vua Quang Trung viết, nhưng thông qua bài chiếu, người đọc vẫn thấy được khát vọng của ông:
-
Muốn thuyết phục người hiền tài vượt qua những nghi ngại để giúp sức triều đại.
-
Thể hiện tư tưởng yêu nước, thương dân.
=> Quan điểm tiến bộ khi đã vượt lên trên quan niệm “tôi trung không thờ hai chủ” vì mục đích lớn lao là đại nghiệp quốc gia.
III. Tổng kết.
1. Nghệ thuật
Là một áng văn nghị luận mẫu mực:
-
Lập luận chặt chẽ: Lí lẽ sắc bén, bằng chứng xác thực, các luận điểm rõ ràng, mạch lạc, quan hệ với nhau rất chặt chẽ.
-
Sử dụng từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi.
-
Giọng điệu chân thành.
-
Quan điểm được bày tỏ rõ ràng, cụ thể.
2. Nội dung
Cầu hiền chiếu đã thể hiện chủ trương đúng đắn của vua Quang Trung nhằm động viên trí thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước.
IV. Gợi ý trả lời câu hỏi cuối bài.
Câu 1:
Cầu hiền chiếu được ban bố với mục đích kêu gọi những người hiền tài của chế độ cũ (nhà Lê) ra cộng tác với triều đại Tây Sơn do vua Quang Trung đứng đầu để xây dựng đất nước.
Câu 2:
Văn bản hướng tới đối tượng: sĩ phu Bắc Hà - những người có học, có tài, từng gắn bó với nhà Lê.
Những khó khăn mà Ngô Thì Nhậm phải đối mặt:
-
Các sĩ phu Bắc Hà bảo thủ quan điểm “tôi trung không thờ hai chủ”.
-
Trong suy nghĩ của nhiều người, vua Quang Trung chưa phải vị vua chính thống nên họ chưa có thiện cảm.
-
Họ sợ hãi, nghi kị khi đối diện với nguy cơ bị thanh trừng bởi chế độ mới.
Câu 3:
Văn bản có 4 phần.
-
Phần 1: Theo lẽ phải: người hiền tài cần phát huy tài năng, thể hiện vai trò của mình trong cuộc sống
-
Phần 2: Nhiều kẻ sĩ đang lánh đời, trong khi nhà vua rất mong mỏi hiền tài.
-
Phần 3: Những khó khăn của buổi đầu xây dựng triều đại mới và sự cần thiết phải có người hiền tài ra giúp nước.
-
Phần 4: Cách thức chiêu mộ, sử dụng hiền tài. Giải pháp, cách thức cầu hiền.
Mối quan hệ giữa nội dung các phần:
Phần 1 là cơ sở để nêu phần 2; Phần 2 tất yếu sẽ dẫn đến nội dung cần trình bày ở phần 3, nhờ 3 phần trên mà cách thức nêu ra ở phần 4 mới hợp lí.
Câu 4:
Nghệ thuật lập luận:
Lí lẽ được sử dụng là những suy luận rất logic, chạm đến chân lí phổ biến và ai cũng phải thừa nhận như: Nghĩ cho kĩ thì thấy rằng: Một cái cột không thể chống đỡ nổi một căn nhà lớn, mưu lược một người không thể dựng nghiệp trị bình…..Huống nay trên dải đất văn hiến rộng lớn như thế này…?
Bằng chứng được lấy từ thực tế liên quan đến đời sống nên rất khó bác bỏ. Đồng thời, ngay ở những câu nêu bằng chứng, yếu tố biểu cảm cũng rất đậm, thể hiện ở những lời gan ruột của một vị vua: Kia như, trời còn tăm tối, thì đấng quân tử phải trổ tài. Nay đương ở buổi đầu của nền đại định, công việc vừa mới mở ra. Kỉ cương nơi triều chính còn nhiều khiếm khuyết, công việc ngoài biên đương phải lo toan. Dân còn nhọc mệt chưa lại sức mà đức hoá của trẫm chưa kịp nhuần thấm khắp nơi.
Việc phối hợp các yếu tố biểu cảm, thuyết minh và lí lẽ, bằng chứng giúp nội dung trở nên rõ ràng, tường minh, thuyết phục, tác động mạnh vào lí trí và tình cảm của người đọc.
Câu 5:
Có một tư tưởng đúng đắn, quang minh chính đại được thể hiện qua luận đề: Cần người hiền tài giúp vua dựng đất nước.
Các luận điểm rõ ràng, mạch lạc, quan hệ với nhau rất chặt chẽ.
Lí lẽ sắc bén, bằng chứng xác thực, thái độ chân thành thể hiện sự thấu hiểu lòng người, lời mời gọi tha thiết.
Câu 6:
Ngô Thì Nhậm chấp bút thay vua Quang Trung, “nhập vai” vua Quang Trung nên rất hiểu tầm quan trọng của việc ban chiếu và yêu cầu về tính thuyết phục của chiếu. Qua đó, ông gửi gắm khát vọng: muốn thuyết phục người hiền tài vượt qua những e dè, nghi ngại, đồng tâm hợp lực để cùng vua xây dựng triều đại mới, cũng chính là làm cho đất nước ngày càng vững mạnh. Đây là tư tưởng tiến bộ nhất trong suốt các triều đại phong kiến Việt Nam của một người toàn tâm toàn ý với đại nghiệp quốc gia.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây