Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Cái giá trị làm người SVIP
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
– Vũ Trọng Phụng sinh năm 1912, mất năm 1939, quê ở Hưng Yên.
– Mặc dù đời sống nghèo túng và bệnh tật, ông vẫn luôn vượt lên hoàn cảnh, thể hiện một sức sáng tạo dồi dào.
– Ông là một trong những đại biểu xuất sắc nhất của trào lưu văn học hiện thực 1930 - 1945, một cây bút tài năng, đã có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển mạnh mẽ của văn xuôi quốc ngữ Việt Nam.
– Tuy cuộc đời ngắn ngủi ngủi những ông đã để lại một sự nghiệp văn học phong phú, bao gồm nhiều thể loại, trong đó nổi bật nhất là tiểu thuyết và phóng sự.
– Các tác phẩm tiêu biểu:
+ Tiểu thuyết: Giông tố (1936), Số đỏ (1936), Vỡ đê (1939), Trúng số độc đắc (1938).
+ Phóng sự: Cạm bẫy người (1933), Kĩ nghệ lấy Tây (1934), Cơm thầy cơm cô (1936).
2. Tác phẩm
a. Phóng sự Cơm thầy cơm cô: Được xuất bản lần đầu năm 1936, gồm phần đầu và chín chương nội dung. Tác phẩm là những câu chuyện thực tế về số phận những người dân nghèo trước Cách mạng tháng Tám, lên Hà Nội để kiếm sống bằng cách ở đợ, làm vú, bồi bàn, chạy xe,... Họ trở thành miếng mồi của bọn mua bán người, dắt mối.
b. Đoạn trích Cái giá trị làm người:
- Xuất xứ: Được trích từ chương 3 của phóng sự Cơm thầy cơm cô.
- Bố cục:
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
1. Một số đặc điểm của phóng sự được thể hiện trong văn bản
– Phản ánh một sự việc có tính thời sự của xã hội Việt Nam giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám. Những người dân nghèo ra thành thị tìm kiếm việc làm trở thành miếng mồi của bọn mua bán người.
– Thái độ của người viết:
– Nhân vật "tôi" thâm nhập vào thế giới mua bán người. Đó là cách thực hiện điều tra của tác giả phóng sự.
2. Các chi tiết xác thực
– Một số chi tiết có tính xác thực:
+ Nhân vật "tôi" thâm nhập vào thế giới mua bán người.
+ Thông qua "mụ già môi giới", biết được giá trị của mỗi loại người.
+ Cách mối lái, làm giá của bọn mua bán người.
+ Cảnh lay lắt của những người không được mua, được thuê.
– Tác dụng của các chi tiết có tính xác thực:
3. Tác dụng của lời thoại
– Lời thoại được sử dụng dày đặc trong văn bản.
– Tác dụng: Thông tin phong phú hơn và thể hiện trực tiếp, rõ ràng hơn thái độ của người trong cuộc. Vì thế, tính chất phi hư cấu của văn bản càng trở nên rõ nét.
4. Sự kết hợp giữa trần thuật và bình luận
– Sự kết hợp giữa trần thuật và bình luận: "Một buổi sáng qua như thế cho mãi đến chiều. Mụ già chỉ "tiêu thụ" được có một chị vú em thôi, nhưng mụ đã được đồng bạc. Còn 15 người nữa đói thì mụ cần gì, vì chính mụ, mụ có phải đói hộ người khác đâu. Bọn kia cứ việc, bầy hàng đầy giẫy ở đầu hè, duỗi dài chân ra, hoặc là xoạc cẳng ra, quần vén lên đến đùi để mà "khảo cứu" về lông chân loài người, hoặc để ngủ gật".
– Tác dụng: Vừa tiếp nối được mạch kể sự kiện, vừa thể hiện được thái độ của tác giả. Tác giả bất bình khi thấy mụ già dắt mối chỉ trong một buổi sáng đã kiếm được một đồng bạc. Mụ đã ấm thân, không đoái hoài gì đến những người đói khát còn lại.
5. Nhận xét về nghệ thuật viết phóng sự của tác giả
– Ngôi kể:
-> Với ngôi kể trên, thái độ, tình cảm được thể hiện trực tiếp, rõ ràng.
– Điểm nhìn trần thuật từ nhân vật "tôi" giúp sự kiện được kể vừa tăng tính xác thực, vừa dễ dàng kết hợp với trải nghiệm.
– Chủ yếu sử dụng đối thoại, phù hợp với kĩ thuật điều tra, phỏng vấn khi thực hiện phóng sự.
– Luôn có sự kết hợp giữa miêu tả và trần thuật, bình luận.
– Lối viết trào phúng, châm biếm sắc sảo đã làm rõ bộ mặt "chó đểu" của xã hội đương thời đẩy người dân vào tình cảnh cùng quẫn, xót xa.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung
Văn bản cho thấy số phận của con người trong xã hội Việt Nam trước Cách mạng: cơ cực, khốn khổ, tương lai mờ mịt, là miếng mồi ngon cho bọn bán người. Từ đó cho thấy sự bất lương, lọc lừa của xã hội.
2. Nghệ thuật
– Ngôi kể thứ nhất chân thực.
– Lối viết trào phúng, châm biếm sắc sảo.
– Có sự kết hợp giữa miêu tả và trần thuật, bình luận.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây