Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Các kiểu câu ghép và phương tiện nối các vế câu ghép SVIP
I. Lý thuyết
1. Nhận biết câu ghép đẳng lập
- Những quan hệ ý nghĩa thường gặp giữa các vế của câu ghép đẳng lập là: Quan hệ thời gian, quan hệ tương phản, quan hệ lựa chọn, quan hệ tăng cấp, quan hệ bổ sung,...
- Phương tiện ngôn ngữ chủ yếu được dùng để nối các vế của câu ghép đẳng lập là kết từ (và, nhưng, hoặc,...) hoặc cặp từ hô ứng (... càng ... càng ..., ... vừa ... vừa ..., bao nhiêu ... bấy nhiêu,...).
Ví dụ:
(1) Trời không gió, nhưng không khí vẫn mát lạnh.
(Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam)
Giữa hai vế của câu (1) có mối quan hệ tương phản. Hai vế của câu ghép được nối với nhau bằng kết từ nhưng.
(2) Ông ấy càng nói, chúng tôi càng thấy có nhiều vấn đề thực sự mới mẻ.
Giữa hai vế của câu (2) có mối quan hệ tăng cấp. Hai vế của câu ghép được nối với nhau bằng cặp từ hộ ứng càng ... càng ...
2. Nhận biết câu ghép chính phụ
- Những quan hệ ý nghĩa thường gặp giữa các vế của câu ghép chính phụ là: Quan hệ nguyên nhân - kết quả; quan hệ điều kiện, giả thiết - hệ quả; quan hệ nhượng bộ - tăng tiến; quan hệ sự kiện - mục đích;...
- Phương tiện ngôn ngữ chủ yếu được dùng để nối các vế của câu ghép chính phụ là cặp kết từ (tuy ... nhưng ..., vì ... nên ..., nếu ... thì ...) hoặc một kết từ ở vế phụ hay vế chính (tuy, nên,...).
Ví dụ:
(1) Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.
(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)
Giữa hai vế của câu (1) có mối quan hệ nguyên nhân - kết quả. Hai vế của câu ghép được nối với nhau bằng cặp kết từ bởi ... nên.
(2) Nếu em chịu khó đi học thì em đã hiểu biển và con ốc biển là thế nào.
(Trần Hoài Dương, Chuyện vui về chú Ếch Cốm)
Giữa hai vế của câu (2) có mối quan hệ giả thiết - hệ quả. Hai vế của câu ghép được nối với nhau bằng cặp kết từ nếu ... thì ...
II. Thực hành
1. Trong các câu trích từ văn bản Ba chàng sinh viên dưới đây, câu nào là câu ghép đẳng lập, câu nào là câu ghép chính phụ?
a. Cậu người Ấn vẫn đi tới đi lui trong phòng, nhưng chúng tôi không thấy bóng dáng hai người kia đâu.
=> Đây là câu ghép đẳng lập vì các vế trong câu có quan hệ bình đẳng, ngang hàng với nhau.
b. Chuyện xấu đã chẳng xảy ra nếu khi đi qua cửa phòng thầy, cậu ta không thấy cái chìa khoá người hầu sơ suất để quên.
=> Đây là câu ghép chính phụ vì các vế trong câu có quan hệ phụ thuộc với nhau. Cụ thể: Cụm nếu khi đi qua cửa phòng thầy, cậu ta không thấy cái chìa khoá người hầu sơ suất để quên (vế chính) chính là nguyên nhân dẫn đến hệ quả là chuyện xấu ... xảy ra (vế phụ).
c. Nếu thầy Xôm thấy chúng, tất cả sẽ hỏng bét.
d. Cậu đã vấp ngã một lần và tôi mong cậu có thể vươn cao trong tương lai.
2. Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế ở những câu ghép dưới đây và cho biết trong mỗi câu ghép, các vế câu được nối với nhau bằng cách nào.
a. Vì chuyện này phải được giữ kín nên chúng ta sẽ tự lập ra một toà án nho nhỏ vậy.
(Cô-nan Đoi-lơ, Ba chàng sinh viên)
=> Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép là quan hệ nguyên nhân - kết quả. Các vế câu ghép được nối với nhau bằng cặp kết từ vì ... nên ...
b.
c.
d. Khó khăn càng lớn, quyết tâm càng cao.
=> Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép là quan hệ tăng cấp. Các vế câu ghép được nối với nhau bằng cặp từ hô ứng ... càng ... càng ...
3. Ở từng câu ghép có hai vế dưới đây, trọng tâm của thông báo nằm ở vế nào? Dựa vào đâu mà em xác định như vậy?
a. - Thu nhập tốt nhưng chỗ làm hơi xa.
=> Câu này nhấn mạnh thông tin ở chỗ làm hơi xa, cho nên việc đi lại sẽ không được thuận lợi.
- Chỗ làm hơi xa nhưng thu nhập tốt.
=> Câu này nhấn mạnh thông tin ở thu nhập tốt, có ý nhấn mạnh đến mặt tích cực.
b.
=> Căn cứ vào trật tự của các vế câu, các kết từ, cặp quan hệ từ được sử dụng mà ta có thể xác định được trọng tâm của thông báo trong câu ghép.
=> Việc lựa chọn trật tự của các vế câu đóng vai trò quan trọng để tạo điểm nhấn thông tin và có thể chi phối ý nghĩa của cả câu.
4. Trong các câu ghép sau, câu nào dùng sai phương tiện nối giữa các vế câu? Hãy sửa lại cho đúng.
a. Hà không những học tốt, cô ấy càng hát hay.
=> Câu văn này dùng sai phương tiện nối giữa các vế câu. Sửa lại: Hà không những học tốt mà cô ấy còn hát hay.
b. Tôi chưa nói câu nào mà nó đã khóc nức nở.
=> Câu văn này dùng đúng phương tiện nối giữa các vế câu.
c. Chúng ta càng đọc nhiều sách, kiến thức sẽ được mở rộng.
=> Câu văn này sử dụng sai phương tiện nối giữa các vế câu. Sửa lại:
d. Mặc dù trời mưa rất to còn chị ấy vẫn đến đúng giờ.
=> Câu văn này dùng sai phương tiện nối giữa các vế câu. Sửa lại: Mặc dù trời mưa rất to nhưng chị ấy vẫn đến đúng giờ.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây