Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Các dạng toán nâng cao: Phân tích biểu thức nâng cao SVIP
Nội dung này do giáo viên tự biên soạn.
Các dạng toán nâng cao: Phân tích biểu thức nâng cao
Các biểu thức tương đương |
1. Sử dụng cấu trúc đại số và các tính chất của phép toán để nhận diện và tạo lập ra các biểu thức tương đương, bao gồm a. rút gọn biểu thức hữu tỉ; b. rút gọn các biểu thức với số mũ hữu tỉ và khai căn; c. Phân tích đa thức. 2. Cộng, trừ và nhân các đa thức một cách thuần thục. |
Phương trình phi tuyến một biến và hệ phương trình hai biến |
1. Sử dụng cấu trúc đại số, tính chất của phép toán và biến đổi tương đương để: a. giải các phương trình bậc hai trong một biến được trình bày dưới nhiều hình thức khác nhau; xác định các điều kiện để phương trình bậc hai không có nghiệm thực, một nghiệm thực hoặc hai nghiệm thực; b. giải các phương trình một biến hữu tỉ và căn thức đơn giản ; c. xác định các phương pháp sử dụng để giải một phương trình một biến hữu tỉ hoặc căn thức đơn giản dẫn đến phương trình có nghiệm không thỏa mãn phương trình ban đầu (nghiệm bị loại); d. giải các phương trình đa thức một biến băng phương pháp phân tích thành nhân tử; e. giải các phương trình bậc nhất một biến có giá trị tuyệt đối; f. Giải các hệ phương trình tuyến tính và phi tuyến hai biến, bao gồm cả việc liên hệ các nghiệm với đồ thị của các phương trình trong hệ 2. Cho một phương trình phi tuyến tính biểu diễn một dữ kiện của bài toán, hãy diễn giải một nghiệm, hằng số, biến số, nhân tử hoặc hạng thức dựa trên bài toán. 3. Cho một phương trình hoặc công thức của hai hoặc nhiều biến biểu diễn cho một bài toán, hãy xem nó như một phương trình một biến, các biến khác là tham số và giải phương trình đó. 4. Giải thành thạo các phương trình bậc hai một biến, được viết dưới dạng biểu thức bậc hai ở dạng chuẩn ax2 + bx + c = 0 , trong đó sử dụng công thức tính nghiệm. |
Các hàm phi tuyến tính |
1. Tạo lập và sử dụng các hàm bậc hai hoặc hàm mũ để giải bài tập trong ngữ cảnh khác nhau. 2. Đối với một hàm bậc hai hoặc hàm mũ, a. nhận diện hoặc tạo lập một hàm thích hợp để mô hình hóa mối quan hệ giữa các đại lượng; b. sử dụng ký hiệu hàm để biểu diễn và diễn giải các cặp đầu vào/đầu ra theo ngữ cảnh và các điểm trên đồ thị; c. đối với một hàm biểu diễn cho một ngữ cảnh, hãy diễn giải ý nghĩa của một cặp đầu vào/đầu ra, hằng số, biến số, nhân tử hoặc hạng thức dựa trên ngữ cảnh, bao gồm các tình huống mà cấu trúc biết trước. d. Xác định dạng thức phù hợp nhất của biểu thức biểu diễn đầu ra của hàm để hiển thị các đặc trưng chính của ngữ cảnh, bao gồm - chọn dạng bậc hai biết giá trị ban đầu, các nghiệm của nó (the zeros) hoặc giá trị cực trị; - chọn dạng một hàm mũ biết giá trị ban đầu, dáng vẻ kết thúc (the end-behavior) (suy biến hàm mũ), hoặc thời gian tăng gấp đôi hoặc giảm một nửa; e. tạo lập kết nối giữa các biểu diễn dạng đồ thị, bảng biểu, đại số bằng cách:
- cho một biểu diễn này, hãy lựa chọn biểu diễn khác; - nhận diện các đặc điểm của một biểu diễn khi cho biết biểu diễn khác, bao gồm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của hàm; - xác định cách một đồ thị bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi phương trình của nó, bao gồm tịnh tính theo trục tung hoặc thay đổi tỉ lệ của đồ thị. 3. Đối với đa thức đã được phân tích thành nhân tử hoặc có thể phân tích thành nhân tử hoặc hàm hữu tỉ đơn giản: a. sử dụng ký hiệu hàm để biểu diễn và diễn giải các cặp đầu vào/đầu ra theo ngữ cảnh và các điểm trên đồ thị; b. hiểu và sử dụng giao điểm của đồ thị với hai trục tọa độ. Các nghiệm của f(x) = 0 tương ứng với giao điểm của đồ thị với trục hoành, và f(0) tương ứng với giao điểm của đồ thị với trục tung. Diễn giải ý nghĩa của các giao điểm này trong ngữ cảnh bài toán; c. nhận diện đồ thị khi cho biết biểu diễn đại số của hàm, và ngược lại, nhận diện biểu diễn đại số khi cho biết đồ thị của hàm (có hoặc không có ngữ cảnh của bài toán). |
Được coi như một bài kiểm tra đầu vào đại học, hoặc là là tiền đề của sự nghiệp sau này, Phần Toán trong đề thi SAT mới bao gồm các chủ đề trọng tâm, tạo tiền đề cho các em học toán cao cấp sau này. Các vấn đề trong Toán nâng cao (Passport to Advanced Math) sẽ bao gồm các chủ đề có liên quan và tiện ích lớn cho việc học đại học và trong nghề nghiệp sau này.
Đứng đầu trong số các chủ đề này là sự hiểu biết về cấu trúc của các biểu thức và khả năng phân tích, thao tác và rút gọn các biểu thức này. Điều này bao gồm sự hiểu về các phần chính của biểu thức, chẳng hạn như các hạng thức, các nhân tử, và các hệ số, và khả năng diễn giải các biểu thức phức tạp được tạo thành từ các thành phần này. Học sinh sẽ có thể thể hiện kỹ năng rút gọn các biểu thức, nhận diện các dạng tương đương của biểu thức và hiểu mục đích của các dạng khác nhau.
Phần này cũng bao gồm lập luận với các phương trình phức tạp hơn, bao gồm giải phương trình một biến bậc hai và bậc cao hơn và hiểu các đồ thị của các hàm bậc hai và bậc cao hơn. Cuối cùng, phần này bao gồm khả năng diễn giải và xây dựng các hàm, một kỹ năng khác rất quan trọng để thành công trong các lĩnh vực toán học và khoa học sau này.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây