Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Bộ đề luyện viết đoạn văn nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết, trình bày được giải pháp khả thi có sức thuyết phục SVIP
(2 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề bình đẳng giới hiện nay.
Hướng dẫn giải:
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn (0.25 điểm)
– Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn.
– Thí sinh có thể trình bày theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0.25 điểm)
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vấn đề bình đẳng giới hiện nay.
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận (0.5 điểm)
– Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý:
+ Giải thích từ khóa: Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
+ Thực trạng: Trong những năm qua, dù xã hội đã có nhiều tiến bộ, văn minh hơn, song vấn đề bình đẳng giới vẫn còn gặp phải nhiều bất cập, chưa thực sự được giải quyết triệt để, đặc biệt là ở nông thôn, vùng núi. (HS tìm kiếm số liệu, dẫn chứng cụ thể đưa vào bài.)
+ Nguyên nhân:
++ Vẫn còn tồn tại những thành kiến, định kiến về vai trò, vị trí của phụ nữ trong gia đình và xã hội.
++ Còn nhiều phụ nữ chưa hiểu đúng về quyền và bình đẳng giới.
+ Giải pháp:
++ Tích cực tuyên truyền, phổ cập về bình đẳng giới.
++ Nghiêm khắc phê bình, xử phạt những hành vi bạo lực gia đình dưới mọi hình thức.
+ Bàn luận mở rộng: Những năm gần đây, sự mất cân bằng về giới tính đã làm thay đổi ít nhiều vấn đề bình đẳng giới. Điều này đòi hỏi chúng ta cần có cách nuôi dạy, ứng xử công bằng nhằm tạo nên một môi trường công bằng, văn minh cho những thế hệ sau.
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau (0.5 điểm)
– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.
– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.
– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: Lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.
đ. Diễn đạt (0.25 điểm)
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn.
e. Sáng tạo (0.25 điểm)
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
(2 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về việc học sinh sử dụng mạng xã hội hiện nay.
Hướng dẫn giải:
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn (0.25 điểm)
– Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn.
– Thí sinh có thể trình bày theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0.25 điểm)
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Việc học sinh sử dụng mạng xã hội hiện nay.
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận (0.5 điểm)
– Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý:
+ Thực trạng: Mạng xã hội ngày càng trở nên phổ biến trong đời sống, do đó, việc ngày càng nhiều học sinh tiếp cận với mạng xã hội cũng là một điều tất yếu, dễ hiểu. (Học sinh tìm thêm số liệu, dẫn chứng để bài viết thêm sâu sắc, thuyết phục.)
+ Nguyên nhân:
++ Sự phát triển về mặt khoa học công nghệ dẫn đến sự phổ biến của các thiết bị điện tử trong cuộc sống.
++ Sự tiến bộ về xã hội khiến cho HS có điều kiện được tiếp xúc sớm với các thiết bị điện tử.
+ Ưu điểm:
++ Hỗ trợ học tập: Mạng xã hội là một nguồn thông tin phong phú, đa chiều. HS có thể học được không chỉ có kiến thức mà còn học được cả các kĩ năng cứng, kĩ năng mềm cần thiết trên mạng xã hội.
++ Tăng sự kết nối và giao lưu: Mạng xã hội sẽ giúp các em mở rộng mối quan hệ, chia sẻ thông tin, ý tưởng với bạn bè.
++ Phát triển các kĩ năng mềm, cách ứng xử phù hợp thông qua quá trình tương tác trên mạng xã hội.
+ Nhược điểm:
++ Nếu học sinh bị sa đà vào các nội dung giải trí, các em sẽ bỏ quên việc học, dẫn đến kết quả học tập sa sút.
++ Trên mạng xã hội luôn tiềm ẩn những nội dung không lành mạnh, nếu học sinh tiếp xúc với những thông tin này, các em dễ bị ảnh hưởng về mặt tâm lý.
++ Thậm chí, các em cũng có thể bị lừa khi tiếp xúc với các thông tin giả mạo hoặc bị xâm phạm quyền riêng tư.
+ Giải pháp:
++ Học sinh cần sử dụng mạng xã hội hợp lí.
++ Nhà trường, phụ huynh cần có sự định hướng, giáo dục các em về cách sử dụng mạng xã hội hiệu quả và những nguy cơ tiềm ẩn trên mạng xã hội.
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau (0.5 điểm)
– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.
– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.
– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: Lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.
đ. Diễn đạt (0.25 điểm)
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn.
e. Sáng tạo (0.25 điểm)
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
(2 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về việc học sinh ăn mặc và nhảy múa phản cảm, không phù hợp với lứa tuổi trên mạng xã hội hiện nay.
Hướng dẫn giải:
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn (0.25 điểm)
– Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn.
– Thí sinh có thể trình bày theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0.25 điểm)
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Việc học sinh ăn mặc và nhảy múa phản cảm, không phù hợp với lứa tuổi trên mạng xã hội hiện nay.
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận (0.5 điểm)
– Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý:
+ Thực trạng: Hiện nay, một bộ phận học sinh có hành vi ăn mặc và nhảy múa phản cảm, không phù hợp với lứa tuổi trên mạng xã hội. (Học sinh tìm thêm số liệu, dẫn chứng để giúp cho bài viết thêm sâu sắc, từ đó nhấn mạnh sự phổ biến của hiện tượng này trong xã hội hiện nay.)
+ Nguyên nhân:
++ Sự ảnh hưởng tiêu cực từ các trào lưu, thần tượng, người nổi tiếng trên mạng xã hội TikTok.
++ Thiếu sự giám sát và định hướng từ gia đình, nhà trường.
++ Mong muốn được chú ý, nổi tiếng trên mạng xã hội.
+ Hậu quả:
++ Làm xấu đi hình ảnh của học sinh trong mắt cộng đồng, từ đó gây ảnh hưởng đến tâm lý của c ác em.
++ Gây lệch lạc trong nhận thức của học sinh về giá trị văn hóa, đạo đức và chuẩn mực xã hội.
+ Giải pháp:
++ Gia đình và nhà trường cần giáo dục nhận thức, định hướng cho các em về các hành vi văn minh, cách lựa chọn trang phục phù hợp trên mạng xã hội.
++ Học sinh cần nhận thức đúng đắn về tác hại của vấn đề trên trong việc xây dựng hình ảnh cá nhân.
++ Các nền tảng mạng xã hội cần có sự quy định nghiêm ngặt hơn về độ tuổi có thể sử dụng mạng xã hội và có sự kiểm duyệt gắt gao hơn về những nội dung được đăng tải trên đó.
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau (0.5 điểm)
– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.
– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.
– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: Lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.
đ. Diễn đạt (0.25 điểm)
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn.
e. Sáng tạo (0.25 điểm)
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
(2 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về căn bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay.
Hướng dẫn giải:
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn (0.25 điểm)
– Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn.
– Thí sinh có thể trình bày theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0.25 điểm)
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Căn bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay.
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận (0.5 điểm)
– Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý:
+ Thực trạng: Ngày nay, căn bệnh vô cảm đang dần lây lan trong xã hội. (Học sinh tìm thêm số liệu, dẫn chứng để giúp cho bài viết thêm sâu sắc, từ đó nhấn mạnh bệnh vô cảm là một vấn đề đáng lo ngại trong xã hội hiện nay.)
+ Biểu hiện:
++ Thờ ơ, lạnh lùng trước khó khăn, đau khổ của người khác.
++ Thiếu tinh thần trách nhiệm và sự quan tâm trong các mối quan hệ.
++ Chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân, bỏ qua những giá trị, lợi ích của tập thể, cộng đồng.
+ Nguyên nhân:
++ Lối sống hiện đại quá bận rộn, khiến con người ít chú ý đến nhau.
++ Sự lệ thuộc vào công nghệ, mạng xã hội khiến việc tương tác, gặp gỡ trực tiếp giữa người với người bị giảm sút.
++ Thiếu giáo dục về lòng nhân ái, trách nhiệm cộng đồng từ gia đình và nhà trường.
+ Hậu quả:
++ Khiến cho mối quan hệ giữa người với người bị rạn nứt.
++ Gây ra những hiện tượng tiêu cực như bạo lực, bất công. Ví dụ: Trường hợp một nhân viên giao hàng ở Đà Nẵng bị đánh chết chỉ vì đơn hàng 375.000 đồng. Người khách hàng của anh chỉ vì lòng ích kỉ, hẹp hòi, sự vô cảm mà khiến cho anh và gia đình anh phải chịu cảnh tang thương, khổ sở.
++ Khiến xã hội mai một dần tính nhân văn.
+ Giải pháp:
++ Tích cực giáo dục lòng nhân ái, sự sẻ chia trong cuộc sống hằng ngày.
++ Phê phán, lên án những hành vi vô cảm, ích kỉ.
++ Tăng cường các hoạt động thiện nguyện, kết nối mọi người.
++ Mỗi cá nhân cần có ý thức rèn luyện lòng trắc ẩn, sống tích cực và có trách nhiệm hơn với cộng động.
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau (0.5 điểm)
– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.
– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.
– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: Lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.
đ. Diễn đạt (0.25 điểm)
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn.
e. Sáng tạo (0.25 điểm)
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
(2 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về việc học sinh thiếu tôn trọng với giáo viên hiện nay.
Hướng dẫn giải:
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn (0.25 điểm)
– Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn.
– Thí sinh có thể trình bày theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0.25 điểm)
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Việc học sinh thiếu tôn trọng với giáo viên hiện nay.
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận (0.5 điểm)
– Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý:
+ Thực trạng: Đây là một hiện tượng đáng báo động trong các nhà trường hiện nay. (Học sinh tìm thêm số liệu, dẫn chứng để giúp cho bài viết thêm sâu sắc, thuyết phục.)
+ Biểu hiện:
++ Nói chuyện riêng, sử dụng điện thoại trong giờ học dù giáo viên đã nhiều lần nhắc nhở.
++ Cãi lời, thách thức, chế nhạo giáo viên.
++ Thiếu lễ phép khi giao tiếp hoặc cư xử thô lỗ với giáo viên.
+ Nguyên nhân:
++ Gia đình thiếu sự quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho con cái.
++ Ảnh hưởng tiêu cực từ mạng xã hội, các em lầm tưởng những hành vi ấy là hay ho, "ngầu".
+ Hậu quả:
++ Gây ảnh hưởng xấu đến không khí học tập và mối quan hệ giữa giáo viên với học sinh.
++ Làm mai một dần nét đẹp truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc.
++ Ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức, nhân cách và tương lai của chính những học sinh thiếu sự tôn trọng với giáo viên của mình.
+ Giải pháp:
++ Mỗi học sinh cần tự nhận thức và điều chỉnh thái độ, lời nói, hành động của mình trong giao tiếp với giáo viên.
++ Gia đình cần chú trọng giáo dục đạo đức cho con cái bên cạnh giáo dục về mặt kiến thức, kĩ năng.
++ Nhà trường cần tích cực đẩy mạnh việc giáo dục nhân cách, xây dựng văn hóa tôn trọng không chỉ với giáo viên mà còn với các cán bộ nhân viên khác trong nhà trường, góp phần giúp các em hoàn thiện hơn về nhân cách, có lối ứng xử đúng đắn, phù hợp trong cuộc sống hằng ngày.
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau (0.5 điểm)
– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.
– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.
– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: Lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.
đ. Diễn đạt (0.25 điểm)
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn.
e. Sáng tạo (0.25 điểm)
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.