Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bình giảng SVIP
THỀ NGUYỀN
(trích Truyện Kiều)
I. Tìm hiểu chung
1. Vị trí của đoạn trích
Đây là lần gặp gỡ thứ tư của Thúy Kiều và Kim Trọng. Lần thứ nhất, hai người gặp nhau trong ngày hội đạp thanh; lần gặp gỡ thứ hai của hai người diễn ra ở khu vườn; lần thứ ba là ngày mà gia đình Thúy Kiều đi sang bên ngoại ăn tiệc, chỉ một mình nàng Kiều ở nhà, nàng đã chủ động sang nhà Kim Trọng. Hai người tâm sự suốt ngày hôm ấy. Xế chiều, Thúy Kiều trở về nhà, được tin cả nhà vẫn ở bên ngoại, nàng quay lại gặp Kim Trọng (đây là lần gặp thứ tư). Hai người đã làm lễ thề nguyền đêm ấy.
Đây là đêm đẹp nhất của tình yêu Kim - Kiều. Ngay sau đêm hai người tâm sự bên nhau, Kim Trọng gặp cơn gia biến. Hai người sẽ phải xa cách nhau đến mười lăm năm sau mới gặp lại.
Đoạn trích Thề nguyền bắt đầu từ câu 431 đến câu 452, có liên hệ mật thiết với đoạn trích Trao duyên, chính là yếu tố khiến nàng thêm đau đớn, tủi hổ, bẽ bàng khi phải sống trong chốn lầu xanh nhơ nhớp.
2. Tri thức văn hóa
Trong Truyện Kiều, khát vọng tự do được thể hiện ở hai nội dung: tự do yêu đương và tự do vùng vẫy chống lại các thế lực đen tối để thực hiện công lí xã hội. Khát vọng về công lí được Nguyễn Du thể hiện qua hình tượng nhân vật Từ Hải; còn khát vọng về tình yêu tự do được nhà văn gửi gắm vào mối tình giữa Kim Trọng và Thúy Kiều vượt qua lễ giáo phong kiến hẹp hòi.
Để hiểu được tính chất táo bạo, quyết liệt, đầy tinh thần chủ động của Thúy Kiều đối với tình yêu đôi lứa trong đoạn trích, cần hiểu được đặc điểm của xã hội phong kiến.
Chuyện tình yêu và lập gia đình của thanh niên nam nữ xưa do cha mẹ quyết định (Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy). Nhưng ở đoạn trích nói riêng và trong Truyện Kiều nói chung, vai trò của cha mẹ trong tình yêu Kim - Kiều hầu như không được nói đến. Đôi lứa hầu như được tự do đến với tình yêu. Việc thề nguyền của Kim - Kiều mãi đến khi trao duyên mới được nói cho cha mẹ Kiều. Đây là một dấu hiệu của tình yêu vượt khuôn khổ lễ giáo phong kiến. Tuy vậy, các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng, cả Thúy Kiều và Kim Trọng đều là những người tình lí tưởng. Thúy Kiều đã được tác giả giới thiệu rất trân trọng. Còn Kim Trọng:
"Họ Kim tên Trọng vốn nhà trâm anh
Nền phú hậu bậc danh tài
Văn chương nết đất thông minh tính trời
Phong tư tài mạo tót vời
Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa".
Tình yêu và hôn nhân giữa Kim - Kiều hoàn toàn thỏa mãn điều kiện của kiểu hôn nhân phong kiến là môn đăng hậu đối - chỉ địa vị xã hội và điều kiện kinh tế gia đình có con trai, con gái kết hôn tương xứng nhau. Vì thế sự đồng ý của gia đình đối với họ chỉ là hình thức.
Xã hội Việt Nam thời trung đại chịu ảnh hưởng của Nho giáo. Trong xã hội ấy, người đàn ông được lễ giáo cho quyền chủ động trong tình yêu, hôn nhân. Dư luận thường lên án người phụ nữ nào thế hiện sự chủ động trong tình yêu. Chẳng thế mà mãi đến giữa thế kỉ XX, có nhà nho còn phê phán Kiều khi thấy nàng "Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình". Lê Văn Hòe trong Truyện Kiều chú giải cũng bình luận: Đây là hiện tượng "cọc đi tìm trâu". Như vậy, đoạn trích này cần và đặc biệt nhấn mạnh tinh thần chủ động của người con gái cho tình yêu và hạnh phúc lứa đôi. Đây là nét mới trong cách nhìn về người phụ nữ của Nguyễn Du so với đương thời.
Lời thề đối với người xưa rất hệ trọng. Theo tập tục, hai bên "cắt tóc ăn thề" trao nhau gìn gữ kỉ vật như mạng sống, như bằng chứng về tình yêu son sắt. Trong xã hội hiện đại, mọi quan hệ giữa người với người được điều chỉnh bằng luật pháp nên lời thề rất ít có ý nghĩa thực tế. Nhưng thời trung đại, khi mà hệ thống luật pháp chưa phát triển, quan hệ giữa người với người chủ yếu được xây dựng trên cơ sở tự giác về đạo đức thì lời thế có ý nghĩa to lớn. Nghi thức thực hiện lời thề trang nghiêm, có sự chứng giám của trời đất, quỷ thần. Nghĩa là lời thề còn có sắc thái tâm linh. Lời thề thiêng liêng, ràng buộc, tạo niềm tin. Không phải ngẫu nhiên mà trong Truyện Kiều, nàng Kiều thường tìm kiếm sự tin cậy qua những lời thề.
II. Phân tích đoạn trích
1. Sự mạnh dạn và chủ động của Thúy Kiều
- Thúy Kiều đã nói với chàng Kim:
"Nàng rằng: Khoảng vắng đêm trường
Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa"
Vì tình yêu, nàng đã bất chấp thành kiến của xã hội, trong đêm tối đi tìm tình yêu. Thúy Kiều là người con gái chủ động, dám vượt qua thành kiến của xã hội cũ với những tín điều Nho giáo để bộc lộ tình yêu của mình. Kiều đến với Kim Trọng bằng một tình cảm nảy nở rất tự nhiên giữa trai tài gái sắc. Nhà thơ Lưu Trọng Lư từng so sánh "Kiều gặp Kim Trọng cũng như cánh buồm gặp gió", "cái tình ấy là cái tình thiên nhiên, thuần túy giống tài hoa". Một nhà thơ mới như Lưu Trọng Lư ở những năm 30 của thế kỉ XX đã đồng cảm với suy nghĩ và hành động của Kiều, đã lên tiếng bảo vệ danh dự của Kiều trước những lời phê phán của nhà nho, điều này cho thấy quan niệm về tình yêu đôi lứa trong Truyện Kiều là mới mẻ và hiện đại như thế nào.
- Thúy Kiều và ám ảnh định mệnh:
Thúy Kiều không có được sự trọn vẹn của hạnh phúc trong tình yêu. Ngay từ nhỏ, nàng đã bị ám ảnh bởi số phận bất hạnh. Ngồi bên cạnh chàng Kim, Kiều nghĩ đến tình yêu và cũng nghĩ đến một tương lai không mấy suôn sẻ:
"Nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn
Khuôn xanh biết có vuông tròn mà hay
Nhớ từ năm hãy thơ ngây
Có người tướng sĩ đoán ngay một lời
Anh hoa phát tiết ra ngoài
Nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa".
Và như để cắt nghĩa cho Kim Trọng, Thúy kiều đã nói đến ám ảnh định mệnh:
"Nàng rằng: "Khoảng vắng đêm trườn,
Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa
Bây giờ rõ mặt đôi ta
Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao?"
Nàng đã chủ động đến với Kim Trọng để cùng chàng Kim thề nguyền trước trời đất cho một tình yêu trọn đời - dường như ở đây có một sự tranh đấu quyết liệt với định mệnh. Có một ý vị thương cảm, một sắc thái phê phán xã hội mà tác giả muốn gửi gắm trong câu chuyện Thề nguyền này. Nhà thơ Xuân Diệu đã viết rất hay về đoạn Thề nguyền của hai nhân vật: "Nguyễn Du thấy Kim, Kiều có quyền hưởng cái hạnh phúc của họ, nhưng Nguyễn Du lại biết rằng ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế họ ngồi! Chính tay Nguyễn Du sẽ phải tả sự tam tác đến với họ, Nguyễn Du không có cách nào tránh được cái đau đớn cho họ! Sự thật là thế, xã hội là thế! Cho nên Nguyễn Du đã chăm chút những đoạn Kim - Kiều gặp nhau, nhớ nhau, rồi lại càng nâng niu những đoạn Kim Kiều tìm nhau thề bồi tình tự với nhau. Nguyễn Du vô cùng chăm sóc cho hạnh phúc của ha người vì hạnh phúc của họ chỉ thu gọn có một đêm thề ước này thôi! Nguyễn Du kéo dài đêm cho họ để họ tình từ đến sáng. Nguyễn Du buộc chặt giùm mối tơ hồng cho họ "Tóc tơ căn vặn tấc lòng" (Xuân Diệu, Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, NXB Văn học, Hà Nội, 1998).
2. Tình cảm và thái độ của Kim Trọng
Trạng thái "Dở chiều như tỉnh dở chiều như mê" của Kim Trọng là trạng thái của một thư sinh đang yêu say đắm, đang tìm trong giấc mộng tình yêu. Vì vậy, việc Thúy Kiều đột nhiên xuất hiện với chàng Kim trở nên đẹp lạ lùng tưởng như trong mơ:
"Bâng khuâng đỉnh Giáp non thần
Còn ngờ giấc mộng đêm xuân mơ màng".
Trạng thái "bâng khuâng" nửa tình nửa mê của Kim Trọng được định thần lại trước lời giãi bày của Thúy Kiều: Chỉ cách một bức tường nhưng Kiều nói rằng đó là "Khoảng vắng đêm trường" mà nàng đã vượt qua được.
Công bằng mà nói, mối tình Kim - Kiều là mối tình "mến nhau vì sắc, trọng nhau vì tài", bởi vậy, chàng Kim rất sung sướng, hạnh phúc, rất nể trọng nàng khi nghe được những lời yêu thương ấy:
"Vội mừng làm lễ rước vào
Đài sen nối sáp lò đào thêm hương".
3. Nghệ thuật khắc họa nhân vật
- Nguyễn Du dùng ngôn ngữ miêu tả sinh động: các từ "vội", "xăm xăm",... rất có giá trị tạo hình, cho thấy rõ dáng điệu quyết liệt của Thúy Kiều.
- Ngôn ngữ nhân vật: Kiều thổ lộ suy nghĩ không hề có mặc cảm về vị trí nam hay nữ: "Nàng rằng: Khoảng vắng đêm trường/ Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa".
- Không gian đêm: cảnh đêm vắng lặng, đẹp và huyền ảo. Đêm không tối đen mà có ánh sáng của hai nguồn sáng là ánh trăng và ngọn đèn hắt ra từ phòng trọ của Kim Trọng. Nhưng các tán cây quanh nhà che bớt nguồn sáng yếu ớt đó, khiến cho ánh sáng trên mặt đất chỗ mau chỗ thưa, nơi sáng nơi tối. Đêm im ắng khiến bước chân nhẹ nhàng của Kiều cũng đủ đánh thức giấc ngủ mơ màng của Kim Trọng. Hai người trong đêm chỉ có vầng trăng vằng vặc giữa trời chứng kiến. Đêm mờ ảo và lạnh nên Kim Trọng đã đốt thêm nến sáp cho sáng, bỏ thêm hương vào lò hương cho không khí thêm ấm, thêm thơm. Đây là những sáng tạo hoàn toàn mới của Nguyễn Du mà Kim Vân Kiều truyện không có. Cảnh đêm tạo không khí thiêng liêng, kín đáo cho lời thề nguyền, nhưng cũng gây ấn tượng hư ảo, mong manh, không có thực và sự cô đơn của đôi lứa.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây