Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bến trần gian SVIP
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Nhà văn Lưu Sơn Minh sinh năm 1974. Hiện đang sống và làm báo tại Hà Nội.
- Một số tác phẩm tiêu biểu: Mưa sâm cầm (tập truyện ngắn), Trần Quốc Toản (tiểu thuyết lịch sử), Trần Khánh Dư (tiểu thuyết lịch sử).
2. Tác phẩm
- Xuất xứ:
- Cốt truyện:
+ Sự kiện 1: Hồn Lăng gặp được ông già râu tóc bạc phơ trong rừng, được ông cụ cho một chiếc lá.
+ Sự kiện 2: Thùy chèo đò, bỏ nhà đi lúc đêm khuya và gặp hồn ma của Lăng.
+ Sự kiện 3: Lăng gặp lại mẹ rồi biến mất.
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Tình huống truyện
Truyện kể về hồn ma nhân vật Lăng, nhờ cơ duyên mà được tìm được về quê nhà thăm mẹ. Song, vì trách nhiệm mà những nhân vật này buộc phải gác lại những nỗi niềm của riêng mình. Chính tình huống này làm hiện lên trong mỗi nhân vật những hoàn cảnh riêng biệt nhưng lại ôm chung một nỗi đau âm thầm mà day dứt khôn nguôi.
2. Nhân vật
a. Nhân vật Lăng
- Xa nhà suốt mấy chục năm trời, anh khát khao được quay về quê nhà để thăm lại người mẹ thân yêu. Vì thế, khi đứng đợi đò, anh sốt ruột: Mấy chục năm rồi, nhanh lên, tôi không thể đứng đây được nữa, tôi phải về với u tôi. Ngay cả trong suy nghĩ, anh cũng sốt ruột, tha thiết được về thăm mẹ: Hãy buông tha tôi, xin đừng đưa tôi về xứ của ma, tôi còn phải về thăm u, mấy chục năm rồi...
- Có thể thấy, nhân vật Lăng là một người con hiếu thảo. Dù xa cách bao năm, đi qua biết bao mảnh đất, gặp gỡ bao con người thì Lăng cũng một lòng muốn tìm về thăm người mẹ mà anh yêu thương.
b. Nhân vật Thùy
- Thùy vốn là người yêu của Lăng. Ngày Lăng đi lính, Thùy mang một cây nhài ra vườn nhà anh trồng và bảo với mẹ Lăng rằng: Con chờ anh Lăng suốt đời.
- Thùy coi mẹ Lăng như mẹ ruột, ngày ngày sang nhà nấu cơm, quét tước giúp bà trong những năm tháng Lăng vắng nhà.
c. Nhân vật mẹ Lăng
- Còn đối với Thùy, bà cụ cũng có lòng thương mến vô cùng. Bà coi cô như con gái, hiểu cho tấm lòng của cô dành cho con trai mình. Song vì thương mà bà cũng lo lắng cho cuộc sống hôn nhân của cô khi một nách năm đứa con nhỏ, lại thêm người chồng lam lũ, vất vả mà nóng tính của cô. Bà hiểu cho nên những đêm Thùy trốn ra bờ sông mà khóc, bà cụ luôn đến bên để an ủi. Bà thương nên khi Thùy trốn chạy, định bỏ lại tất cả để đi tìm Lăng - tình yêu mà cô khát khao, bà cụ lại gọi, kéo cô về với gia đình, với năm đứa con thơ dại, để cô không mang tiếng là kẻ phụ tình, bội nghĩa, sống thiếu trách nhiệm với gia đình, làng xóm.
d. Nhận xét
- Có thể thấy, Lăng, Thùy, mẹ của Lăng đều có những tình cảm riêng biệt, sâu sắc dành cho nhau. Nhưng họ đều đặt những nỗi lo vì người khác lên trên nỗi niềm riêng của mình. Sự hi sinh thầm lặng này được thể hiện rõ nhất qua Thùy và qua mẹ của Lăng:
+ Thùy vì gia đình, vì con cái mà gác lại tình yêu âm ỉ, day dứt dành cho Lăng bấy lâu nay. Cho nên, dù nhiều lần muốn ra đi tìm người mình yêu, cô vẫn chọn quay về vì trách nhiệm, vì con trẻ.
+ Mẹ của Lăng dẫu nhớ con, dẫu khát khao được trò chuyện với con nhưng bà sợ. Bà lo linh hồn con mình sẽ bị bình minh làm tan rã. Bà lo con sẽ trở thành nỗi khiếp sợ đối với mọi người. Vì thế, bà phải dằn lòng nói nhớ con để Lăng sớm quay về nơi thuộc về anh lúc này.
+ Còn Lăng, anh cũng vì mẹ mà lặn lội đường xa tìm về thăm mẹ, vì nhớ Thùy mà mong được gặp gỡ, thăm hỏi. Song, sau sự khuyên giải của mẹ, anh cũng đành nén nỗi nhớ thương mà chấp nhận quay về.
3. Chi tiết kì ảo
- Tác dụng: Những chi tiết kì ảo trong truyện giúp cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, li kì hơn, khơi gợi một không gian kì bí, ma quái, huyền ảo.
III. Tổng kết
1. Nội dung
Văn bản Bến trần gian của Lưu Sơn Minh không chỉ làm hiện lên một không gian huyền ảo, kì bí - nơi linh hồn cùng con người cùng tồn tại, có sự gặp gỡ, mà còn khắc họa những con người rất đời thường, cùng những nỗi đau âm ỉ, khắc khoải, bám riết lấy họ suốt cả cuộc đời. Qua đó, tác giả thể hiện sự đồng cảm với những nỗi đau, những ẩn ức trong tâm hồn của con người.
2. Nghệ thuật
- Sử dụng đa điểm nhìn, soi chiếu ở cả ba nhân vật tạo nên giọng điệu đa thanh trong tác phẩm đồng thời góp phần tạo dựng những khía cạnh khác nhau về cùng một đối tượng, giúp cho người đọc có được một cái nhìn đa diện, sâu sắc về nỗi đau của con người.
- Xây dựng những chi tiết kì ảo, tạo nên một không gian kì bí, huyền ảo, giao thoa giữa cõi sống và cõi chết trong tác phẩm.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây