Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bến Nhà Rồng năm ấy... SVIP
BẾN NHÀ RỒNG NĂM ẤY…
Sơn Tùng
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả Sơn Tùng (1928 - 2021)
- Quê quán: Nghệ An.
- Nội dung tác phẩm: Viết nhiều về lãnh tụ Hồ Chí Minh, người có công với đất nước và các danh nhân văn hóa Việt Nam.
- Tác phẩm tiêu biểu: Búp sen xanh, Trần Phú, Đào Tấn và gia đình cụ Nguyễn Sinh Sắc,...
2. Văn bản Bến Nhà Rồng năm ấy...
- Thể loại: Truyện lịch sử.
- Xuất xứ:
- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự.
- Bố cục: 3 phần.
II. Đọc hiểu văn bản
1. Bối cảnh câu chuyện
- Sự việc: Anh Ba chuẩn bị ra nước ngoài tìm đường cứu nước từ cảng Nhà Rồng.
- Thời gian: Tháng 6 năm 1911.
- Mục đích chuyến đi:
=> Câu chuyện gắn với thời điểm đất nước ta đang bị thực dân Pháp xâm lược.
2. Nhân vật anh Ba
a. Trong cuộc trò chuyện với anh Tư Lê
- Không gian: Cảng Nhà Rồng rộng lớn.
- Thời gian: Đêm hè lộng gió.
=> Không gian, thời gian thích hợp cho việc trò chuyện, trao đổi.
- Chân dung anh Ba:
- Nội dung cuộc trò chuyện: Xoay quanh việc tìm đường sang Pháp và cách để tìm đường sang Pháp cứu nước.
- Tính cách anh Ba: Kiên quyết, có lí tưởng, có khao khát giành độc lập và tự do, không ngại khó, ngại khổ và dám nghĩ, dám làm.
+ Sang Pháp và... đi tới các nước văn minh khác. Sau khi xem xét họ làm ăn thế nào, chúng mình trở về giúp đồng bào đuổi hết thực dân Pháp ra khỏi đất nước, giành độc lập, tự do...
+ Chúng ta sống bằng bàn tay, bằng cái đầu của chúng ta.
b. Trong cuộc trò chuyện với thuyền trưởng Mai-sen
- Chân dung anh Ba được đánh giá qua cái nhìn của thuyền trưởng Mai-sen:
+ Ngoại hình: Đôi mắt to, dài và sáng, bàn tay ngón thon dài.
+ Tính cách: Có chí - chấp nhận, vui sướng và trân trọng khi được nhận làm công việc phụ bếp; lạc quan với suy nghĩ "mình sẽ được làm bạn với Táo quân"; cẩn trọng khi xem xét chi tiết thông tin về con tàu và khu vực mình làm việc.
III. Tổng kết
1. Nội dung
- Văn bản kể về sự việc anh Ba trò chuyện với Tư Lê về việc rời cảng Nhà Rồng và sang phương Tây tìm đường cứu nước.
- Qua cuộc trò chuyện của anh Ba với Tư Lê và thuyền trưởng Mai-sen, người đọc thấy được chân dung phẩm chất, tính cách của nhân vật anh Ba và lòng yêu nước nồng nàn của nhân vật.
2. Nghệ thuật
- Kể đan xen tả sinh động, độc đáo.
- Xây dựng đối thoại đặc sắc.
IV. Gợi ý trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1. Văn bản trên kể về sự việc gì trong cuộc đời của nhân vật “anh Ba”? Đối chiếu văn bản truyện với tiểu sử, niên biểu của lãnh tụ Hồ Chí Minh, chỉ ra một số chi tiết tương đồng, khác biệt.
- Văn bản trên kể về sự việc "anh Ba" rời khỏi bến cảng nhà Rồng sang phương Tây tìm đường cứu nước.
- Đối chiếu văn bản truyện với tiểu sử, niên biểu của lãnh tụ Hồ Chí Minh, ta có một số chi tiết tương đồng, khác biệt như sau:
+ Tương đồng về sự kiện rời khỏi bến cảng nhà Rồng sang phương Tây tìm đường cứu nước.
+ Khác nhau:
- Văn bản truyện đề cao tính nghệ thuật, chú trọng chi tiết vào việc miêu tả tâm trạng, suy nghĩ… của nhân vật.
- Trong tiểu sử của Bác chú ý vào niên biểu, sự kiện lịch sử.
Câu 2. Liệt kê một số cụm từ trong văn bản thể hiện mục đích chuyến đi của nhân vật “anh Ba”.
- Đuổi Tây ra khỏi nước mình;
- Giúp đồng bào đuổi hết thực dân Pháp ra khỏi đất nước, giành độc lập, tự do,...
- Quyền lợi tối cao của một dân tộc là độc lập, tự chủ; quyền cơ bản nhất của con người ở trong xã hội là quyền tự do, bình đẳng giữa người với người; sang Pháp để được nhìn tận mắt người dân Pháp họ sống thế nào, đằng sau những cải chữ “tự do, bình đẳng, bác ái” ẩn náu những gì,...
Câu 3. Theo em, nét tính cách nổi bật nhất của nhân vật “anh Ba” được thể hiện trong văn bản là gì? Phân tích một số chi tiết tiêu biểu để làm rõ ý kiến của em.
- Nét tính cách nổi bật nhất của nhân vật anh Ba là yêu nước, giàu bản lĩnh, ý chí.
- Nét tính cách ấy ở anh Ba đã được chứng minh qua việc anh quyết tâm tìm đường cứu nước và sẵn sàng chịu khó, chịu khổ để thực hiện khao khát.
+ Chúng mình trở về giúp đồng bào đuổi hết thực dân Pháp ra khỏi đất nước, giành độc lập, tự do.
+ Tôi muốn sang Pháp để được nhìn tận mắt người dân Pháp họ sống thế nào đằng sau những cái chữ tự do, bình đẳng, bắc ái ẩn náu những gì,...
Câu 4. Trong văn bản, nhân vật “anh Ba” đã trò chuyện, tiếp xúc với những ai? Các cuộc trò chuyện, tiếp xúc ấy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện tính cách của nhân vật “anh Ba”?
- Anh Ba trò chuyện với anh Tư Lê - hai người trò chuyện về mục đích chuyến đi sang Pháp.
=> Tính cách anh Ba: Bản lĩnh, dứt khoát, ý chí nhưng cũng rất giàu lòng cảm thông với hoàn cảnh, suy nghĩ của bạn.
- Anh Ba gặp gỡ, trò chuyện với Lu-i Ê-đu-a Mai-sen - thuyền trưởng tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin về việc xin làm việc tại tàu.
=> Tính cách anh Ba: Kín đáo, khiêm nhường, lịch thiệp, tự tin, bản lĩnh, không ngại khó, ngại khổ dù phải làm công việc vất vả trên tàu.
Câu 5. Danh từ riêng như Cảng Nhà Rồng, Lu-i Ê-đu-a Mai-sen,...; các số liệu về kích cỡ, trọng tải, cấu trúc nội thất của tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin;... có tác dụng gì đối với câu chuyện, sự việc được kể?
- Làm rõ hơn bối cảnh câu chuyện.
- Tăng tính xác thực của câu chuyện.
Câu 6. Viết đoạn văn chia sẻ cảm nhận hoặc làm một bài thơ, vẽ một bức chân dụng một trong ba nhân vật: Vua Quang Trung (Hoàng Lê nhất thống chí), Hoài Văn (Viên tướng trẻ và con ngựa trắng), anh Ba (Bến Nhà Rồng năm ấy…).
- Học sinh lựa chọn hình thức chia sẻ dựa theo năng khiếu, khả năng của bản thân.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây