Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài soạn Khuê oán SVIP
Câu 1: Sự chuyển biến tâm trạng của người khuê phụ tạo cho bài thơ cấu tứ độc đáo:
Từ tâm trạng "bất sầu bi" (không buồn lo, bi lụy) chuyển sang tâm trạng "hối" (hối tiếc, hối hận).
Đằng sau tâm trạng ấy là sự chuyển biến về nhận thức: Nàng nhận thấy tuổi xuân của mình đang trôi đi mà phải sống vò võ, cô độc. Còn con đường chinh chiến của người chinh phu gian nan, ác liệt mà đường trở về thì mịt mù, thăm thẳm. Dường như ước vọng được hiển vinh, ước vọng chồng được lập công danh giờ đã tiêu tan. Giờ đây, chỉ còn nỗi xót thương, sầu muộn và hối hận của người chinh phụ.
Câu 2:
"Màu dương liễu" là màu của mùa xuân, của tuổi trẻ. Đó còn là màu của li biệt, chia phôi. Khi nhìn thấy "màu dương liễu", tâm trạng của người khuê phụ thay đổi bởi giờ đây nàng mới thấy hối hận vì đã để chồng đi kiếm tước hầu, bởi cuộc chiến tranh này là phi nghĩa. Người khuê phụ giờ mới hiểu hết giá trị của sự chia li và sự phi lí của chiến tranh.
Câu 3:
Bài thơ được coi là tiêu biểu cho tinh thần phản đối chiến tranh phi nghĩa bởi vì: Chiến tranh không chỉ gây ra cái chết thảm khốc cho những người miền biên cương, mà những người vợ, người thân vò võ chờ đợi ở nhà cũng "ăn mòn" cuộc sống của họ. Chiến tranh khiến gia đình li tán, tuổi xuân tàn phai, con cái thiếu thốn tình thương đủ đầy của cả cha và mẹ. Bởi thế mà bài thơ không có từ nào trực tiếp nhắc cảnh khốc liệt của chiến tranh nhưng vẫn được coi là bài thơ tiêu biểu cho tinh thần phản đối chiến tranh phi nghĩa của con người thời Đường.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây