Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài soạn SVIP
CÂU NGHI VẤN
I. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC VÀ CHỨC NĂNG CHÍNH
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
a.
Vẻ nghi ngại hiện ra sắc mặt, con bé hóm hỉnh hỏi mẹ một cách thiết tha:
- Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không?
Chị Dậu khẽ gạt nước mắt:
- Không đau con ạ!
- Thế làm sao u cứ khó mãi mà không ăn khoai? Hay là u thương chúng con đói quá?
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
* Câu nghi vấn trong đoạn trích trên:
- Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không?
- Thế làm sao u cứ khó mãi mà không ăn khoai? Hay là u thương chúng con đói quá?
* Đặc điểm hình thức cho biết đó là câu nghi vấn:
- Có từ để hỏi: “không”, “làm sao”, “hay là”
- Có dấu chấm hỏi đặt ở cuối câu.
b. Câu hỏi trong đoạn trích trên dùng để hỏi.
Ghi nhớ
- Câu nghi vấn là câu:
+ Có những từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, đâu,…) hoặc có từ hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn).
+ Có chức năng chính dùng để hỏi.
- Khi viết, câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi.
II. LUYỆN TẬP
Bài 1.
a. Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không?
b. Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế?
c. Văn là gì? Chương là gì?
d.
- Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không?
- Đùa trò gì?
- Hừ… hừ… cái gì thế?
- Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta ấy hả?
=> Các câu đều có dấu hiệu nhận biết là có dấu chấm hỏi ở cuối câu.
Bài 2.
- Những câu trên là câu nghi vấn vì có từ để hỏi “hay” và dấu chấm hỏi ở cuối câu.
- Không thể thay từ “hay” bằng từ “hoặc” được. Vì nếu thay thế 2 từ với nhau sẽ khiến câu bị biến đổi về nghĩa.
Bài 3.
- Không thể đặt dấu chấm hỏi ở cuối câu trong những câu trên.
- Vì: các câu trên đều để bộc lộ cảm xúc, phán đoán của người nói chứ không nhằm phát ngôn để hỏi hoặc yêu cầu người nghe trả lời. Vì vậy, việc đặt dấu chấm hỏi ở cuối câu là không cần thiết vì câu cũng không thực hiện chức năng để hỏi.
Bài 4. Phân biệt hình thức và ý nghĩa của 2 câu:
a. Anh có khỏe không?
b. Anh đã khỏe chưa?
- Trong câu a hỏi với từ “có”, nhằm mục đích hỏi thăm sức khỏe của người nghe sau một thời gian xa cách hoặc không biết rõ về tình trạng của người đó.
- Trong câu b hỏi với từ “đã” hàm ý: người nói biết rõ tình trạng sức khỏe của người nghe, trước đây chưa khỏe, không khỏe. Nên giờ mới hỏi thăm: đã khỏe chưa.
- Đặt câu với trường hợp tương tự:
+ Anh có làm bài tập không? Và Anh đã làm bài tập chưa?
+ Anh có ăn cơm không? Và Anh đã ăn cơm chưa?
Bài 5. Phân biệt sự khác biệt về hình thức và ý nghĩa của hai câu:
a. Bao giờ anh đi Hà Nội?
b. Anh đi Hà Nội bao giờ?
- Câu a hỏi như vậy có nghĩa “anh” chưa đi và sẽ đi.
- Câu b hỏi như vậy ngoài nghĩa: anh định đi bao giờ còn có nghĩa: anh đã đi Hà Nội và đã trở về rồi.
=> Chỉ cần thay đổi vị trí, sự sắp xếp các từ cũng có thể tạo nên những nghĩa khác nhau cho cách diễn đạt.
Bài 6. Trong 2 câu nghi vấn trên:
a. Chiếc xe này bao nhiêu ki-lô-gam mà nặng thế?
b. Chiếc xe này giá bao nhiêu mà rẻ thế?
=> Cả 2 câu đều sai về logic nghĩa. Nếu không biết bao nhiêu ki-lô-gam sao có thể khẳng định là nặng. Tương tự, không biết chiếc xe giá bao nhiêu mà lại khen rẻ thế.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây