Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài soạn SVIP
Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG
Hoài Thanh
1. Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? Hãy chú ý đến nghĩa của hai từ cốt yếu (chính, quan trọng nhất nhưng chưa phải là tất cả) và đọc bốn dòng đầu của văn bản để tìm ý trả lời.
Hoài Thanh nhận xét, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra là thương cả muôn vật, muôn loài.
2. Hoài Thanh viết: “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống…”. Hãy đọc lại chú thích (5) rồi giải thích và tìm dẫn chứng để làm rõ các ý đó.
Hoài Thanh viết: Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống.
Văn chương là hình ảnh của cuộc sống đa dạng và phong phú. Văn chương phản ánh cuộc sống.Cuộc sống đa dạng cho nên hình ảnh được phản ánh trong văn chương cũng đa dạng. Qua văn chương, ta biết được cuộc sống, ước mơ của người Việt xưa kia, ta cũng biết cuộc sống của các dân tộc khác nhau trên thế giới.
Văn chương còn sáng tạo ra sự sống. Qua tác phẩm văn chương, ta biết một cuộc sống trong mơ ước của con người. Đó là ước mơ con người có sức mạnh, lớn nhanh như Phù Đổng để đánh giặc; con người có sức mạnh để chống thiên tai lũ lụt như Sơn Tinh; con người có khả năng kì diệu như Mã Lương sáng tạo ra vật dụng và phương tiện trừng trị kẻ thù.
3. Theo Hoài Thanh, công dụng của văn chương là gì? Hãy đọc đoạn văn từ “Vậy thì, hoặc hình dung sự sống” đến hết văn bản để tìm ý trả lời.
Theo Hoài Thanh, công dụng của văn chương là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha. Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có. Văn chương luyện những tình cảm gia đình, anh em, bè bạn, tình yêu quê hương đất nước. Văn chương gây cho ta tình cảm vị tha, tình cảm với những người tốt, người cùng chí hướng, những người lao động trong cộng đồng và trên thế giới nói chung. Ví dụ đọc truyện Thạch Sanh, ta yêu mến nhân vật Thạch Sang, căm ghét mẹ con Lí Thông.
4. Đọc lại những kiến thức về bài văn nghị luận đã học trong phần Tập làm văn ở bài 18, 19, 20, từ đó trả lời các câu hỏi:
a. Văn bản Ý nghĩa văn chương thuộc loại văn nghị luận nào trong hai loại sau? Vì sao?
- Nghị luận chính trị - xã hội.
- Nghị luận văn chương.
b. Văn nghị luận của Hoài Thanh (qua Ý nghĩa văn chương) có gì đặc sắc? Hãy chọn một trong các ý sau để trả lời:
- Lập luận chặt chẽ, sáng sủa.
- Lập luận chặt chẽ, sáng sủa và giàu cảm xúc.
- Vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc, hình ảnh.
Tìm một đoạn trong văn bản để dẫn chứng và làm rõ ý đã chọn.
a. Văn bản Ý nghĩa văn chương thuộc loại nghị luận văn chương, vì nội dung bàn đến ý nghĩa, công dụng của văn chương.
b. Bài văn có nét đặc sắc nghệ thuật là vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh. Ví dụ đoạn mở đầu, hay đoạn nói về sức mạnh của văn chương.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây