Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài soạn SVIP
CHỮA LỖI VỀ CHỦ NGỮ VÀ VỊ NGỮ (tiếp theo)
I. CÂU THIẾU CẢ CHỦ NGỮ LẪN VỊ NGỮ
Chỉ ra chỗ sai trong những câu dưới đây và nêu lên cách chữa:
a) Mỗi khi đi qua cầu Long Biên.
b) Bằng khối óc sáng tạo và bàn tay lao động của mình, chỉ trong vòng sáu tháng.
Trả lời
a) Câu này thiếu chủ- vị ngữ, chỉ có thành phần trạng ngữ.
b) Câu này thiếu chủ ngữ- vị ngữ, chỉ có thành phần trạng ngữ.
II. CÂU SAI VỀ QUAN HỆ NGỮ NGHĨA GIỮA CÁC THÀNH PHẦN CÂU
1. Cho biết mỗi bộ phận in đậm trong câu sau nói về ai.
Hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, ta thấy dượng Hương Thư ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ.
Trả lời: Phần in đậm nói về dượng Hương Thư.
2. Câu trên sai như thế nào? Nêu cách chữa lỗi.
Trả lời
- Câu trên sai khi đặt nhầm vị trí của vị ngữ lên đầu câu, người đọc dễ hiểu nhầm thành đặc điểm, hoạt động của chủ ngữ “ta”.
- Sửa lại: Ta thấy Dượng Hương Thư Hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, ta thấy dượng Hương Thư ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ.
III. LUYỆN TẬP
Bài 1. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau:
a) Năm 1945, cầu được đổi tên thành cầu Long Biên. (Theo Thúy Lan)
b) […] Cứ mỗi lần ngẩng lên nhìn bầu trời Hà Nội trong xanh, lòng tôi lại nhớ những năm tháng chống đế quốc Mĩ oanh liệt và oai hùng. (Theo Thúy Lan)
c) Đứng trên cầu, nhìn dòng sông Hồng đỏ rực nước cuồn cuộn chảy với sức mạnh không gì ngăn nổi, nhấn chìm bao màu xanh thân thương, bao làng mạc trù phú đôi bờ, tôi lại cảm thấy chiếc cầu như chiếc võng đung đưa, nhưng vẫn dẻo dai, vững chắc. (Theo Thúy Lan)
Trả lời
a) Chủ ngữ: cầu.
b) Chủ ngữ: Lòng tôi.
c) Chủ ngữ: tôi.
Bài 2. Hãy viết thêm chủ ngữ và vị ngữ thích hợp vào những chỗ trống dưới đây để tạo thành những câu hoàn chỉnh:
a) Mỗi khi tan trường,…
b) Ngoài cánh đồng,…
c) Giữa cánh đồng lúa chín,…
d) Khi chiếc ô tô về đến đầu làng,…
Trả lời
a) Mỗi khi tan trường, tôi đạp xe thật nhanh về nhà.
b) Ngoài cánh đồng, lúa trĩu hạt uốn cong như lưỡi câu.
c) Giữa cánh đồng lúa chín, bầy chim rít rít gọi bầy.
d) Khi chiếc ô tô về đến đầu làng, bọn trẻ con reo lên vui sướng.
Bài 3. Hãy chỉ ra chỗ sai và nêu cách chữa các câu sau đây:
a) Giữa hồ, nơi có một tòa tháp cổ kính.
b) Trải qua mấy nghìn năm đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta, một dân tộc anh hùng.
c) Nhằm ghi lại những chiến công lịch sử của quân và dân Hà Nội bảo vệ cây cầu trong những năm tháng chiến tranh ác liệt.
Trả lời
a)
- Sai vì thiếu chủ ngữ, vị ngữ.
- Sửa lại: Giữa hồ có một tòa tháp cổ kính đã nhuốm màu rêu phong.
b)
- Chỉ có trạng ngữ, thiếu chủ ngữ, vị ngữ.
- Sửa lại: Trải qua mấy nghìn năm đấu tranh chống ngoại xâm, dân tộc ta là một dân tộc anh hùng.
c)
- Chỉ có trạng ngữ, thiếu chủ ngữ, vị ngữ.
- Sửa lại: Cầu Long Biên là nhân chứng sống nhằm ghi lại những chiến công lịch sử… chiến tranh ác liệt.
Bài 4. Các câu trên sai ở chỗ nào? Nên chữa như thế nào?
a) Cây cầu đưa những chiếc xe vận tải nặng nề vượt qua sông và bóp còi rộn vang cả dòng sông yên tĩnh.
b) Vừa đi học về, mẹ đã bảo Thúy sang đón em. Thúy cất vội cặp sách rồi đi ngay.
c) Khi em đến cổng trường thì Tuấn gọi em và được bạn ấy cho một cây bút mới.
Trả lời
a)
- Sử dụng sai và thừa quan hệ từ “và”.
- Sửa thành: Cây cầu đưa những chiếc xe vận tải nặng nề vượt qua sông, nó bóp còi rộn vang cả dòng sông yên tĩnh.
b)
- Phần vị ngữ được đặt sai vị trí.
- Sửa thành: Thúy vừa đi học về, mẹ đã bảo sang đón em.
c)
- Thiếu chủ ngữ.
- Sửa thành: Khi em đến cổng trường thì Tuấn gọi em và em được bạn ấy cho một cây bút mới.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây