Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Bài ca chúc Tết thanh niên SVIP
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Phan Bội Châu (1867 - 1940) quê ở Nghệ An, là một nhà cách mạng lớn - người luôn sục sôi tinh thần yêu nước và khát vọng giải phóng dân tộc. Ông kết giao với nhiều nhà cách mạng, từng bôn ba nhiều năm ở nước ngoài, thành lập các tổ chức yêu nước, chống thực dân Pháp.
- Di sản văn học của Phan Bội Châu rất phong phú, với nhiều thể loại, nội dung chính là kêu gọi tinh thần yêu nước, giải phóng dân tộc.
- Một số tác phẩm chính: Hải ngoại huyết thư (1906), Ngục trung thư (1914), Trùng Quang tâm sử (khoảng 1905 - 1914),...
2. Tác phẩm
- Xuất xứ: Bài ca chúc Tết thanh niên được viết theo thể hát nói, nằm trong lời đáp từ của Phan Bội Châu khi học sinh Trường Quốc học và Trường dòng ở Huế tổ chức chúc thọ ông, ngày 29 tháng 01 năm 1927.
- Hoàn cảnh sáng tác:
- Phương thức biểu cảm:
- Bố cục:
-
Đoạn một (từ đầu đến Tháng ngày khuây khoả lũ đầu xanh): Nỗi niềm của nhà cách mạng về “hai mươi năm lẻ” đã qua cũng như tình cảnh trong hiện tại.
-
Đoạn hai (từ Thưa các cô, các chị, lại các anh đến hết): Lời nhắn nhủ thiết tha và sự kì vọng lớn lao của nhà cách mạng đối với lớp người trẻ tuổi.
- Mạch cảm xúc: Bố cục nêu trên gắn chặt với mạch cảm xúc của bài thơ. Đoạn đầu thể hiện cảm xúc trầm lắng, nhưng sang đoạn thứ hai, cảm xúc trở nên nồng nàn, sôi nổi, tha thiết. Cảm xúc ở hai đoạn thơ thoạt nhìn có vẻ không thống nhất, nhưng thực chất đó là một mạch vận động, kín đáo và lô-gic.
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Tâm trạng của tác giả
Tâm trạng của tác giả - một nhà cách mạng - biểu hiện rất rõ ở từng đoạn thơ:
- Đoạn thơ đầu:
+ Cảm xúc:
+ Biểu hiện: Thể hiện qua những lời thơ có âm điệu trầm lắng, sử dụng nhiều từ ngữ trực tiếp miêu tả thân phận và nỗi niềm; câu hỏi tu từ như lời độc thoại nội tâm; câu thơ ngắt nhịp điệu chậm, đều; cảm giác cô độc, chỉ biết tâm sự cùng thiên nhiên (xuân, sông, núi, trăng, trời đất).
- Đoạn sau của bài thơ thể hiện sự thay đổi đột ngột của tâm trạng: Từ buồn sang vui, từ xót xa sang phấn chấn, từ cô độc, đơn lẻ sang ấm áp, rộn ràng với các cô, các chị, các anh, chủ quản; từ âm điệu nhẹ nhàng sang sôi nổi, mạnh mẽ, giục giã với những cụm động từ có ngữ khí mạnh: mờ mắt, xốc vác, đi cho êm, đứng cho vững, trụ cho gan, liên hiệp lại, xếp bút nghiên, tu dưỡng tinh thần, dựng gan óc, đánh tan sắt lửa, xối máu nóng, rửa vết nhơ,... Lời thơ mang sắc thái của lời hịch, có sức lay động mạnh mẽ nhận thức, tình cảm của người đọc, người nghe.
2. Kì vọng của tác giả đối với thế hệ trẻ
III. Tổng kết
1. Nội dung
Bài thơ là tiếng lòng của Phan Bội Châu về tình yêu sâu sắc mà ông dành cho đất nước. Không những vậy, qua bài thơ này, bằng một tình cảm nồng cháy, chân thành, ông còn kì vọng những thế hệ thanh niên Việt Nam sẽ tiếp tục tiếp nối truyền thống yêu nước của dân tộc, nhận thức được trách nhiệm của cá nhân, thế hệ mình đối với vận mệnh đất nước.
2. Nghệ thuật
- Thể thơ hát nói tạo nên sự gần gũi, dễ hiểu, dễ chạm đến tâm tưởng, trái tim bạn đọc.
- Ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh và cảm xúc góp phần thể hiện sinh động những tâm trạng, khát vọng của tác giả.
- Sử dụng kết hợp nhiều biện pháp tu từ như điệp từ, điệp ngữ, câu hỏi tu từ, liệt kê,... giúp bài thơ giàu sức biểu cảm hơn, góp phần thể hiện rõ nét tình cảm, tư tưởng của tác giả.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây