Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 9. Quy trình gia công chi tiết SVIP
I. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI TIẾT
- Quy trình công nghệ gia công là các bước cần tuân thủ để thay đổi hình dạng, kích thước,... của phôi hoặc bán thành phẩm.
- Việc lập quy trình công nghệ gia công hợp lí sẽ tiết kiệm được vật liệu, thời gian gia công cũng như hạn chế phế phẩm.
- Các bước cơ bản lập quy trình công nghệ gia công:
+ Nghiên cứu bản vẽ chi tiết:
-
Xác định các đặc điểm cấu tạo, chức năng làm việc, yêu cầu kĩ thuật,...
=> Để làm cơ sở lựa chọn phôi và xác định thứ tự các nguyên công.
+ Lựa chọn phôi:
-
Lựa chọn vật liệu, kích thước và phương pháp chế tạo phôi phù hợp để đảm bảo yêu cầu kĩ thuật.
+ Xác định trình tự các nguyên công:
-
Xác định trình tự gia công hợp lí cho từng bước thuộc quy trình để chi tiết được chế tạo bảo đảm chất lượng gia công với chi phí thấp nhất.
=> Đây là bước quan trọng trong quy trình công nghệ gia công.
+ Lựa chọn thiết bị, dụng cụ gia công:
-
Lựa chọn thiết bị, đồ gá, dụng cụ gia công phù hợp để đảm bảo chất lượng và năng suất.
+ Xác định chế độ gia công:
-
Lựa chọn chế độ gia công phù hợp cho từng nguyên công để đảm bảo độ chính xác gia công theo vật liệu, phương pháp gia công,...
-
Chế độ gia công bao gồm chiều sâu gia công, lượng tiến dao và vận tốc cắt.
II. VÍ DỤ LẬP QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI TIẾT ĐƠN GIẢN
Lập quy trình công nghệ gia công chi tiết trục bậc.
* Bước 1. Nghiên cứu bản vẽ chi tiết:
Các đặc điểm cơ bản của chi tiết cần gia công qua nghiên cứu bản vẽ chi tiết:
- Sản phẩm gia công có dạng trục với các bề mặt tròn xoay, phù hợp với phương pháp gia công cắt gọt là tiện.
- Chi tiết được chế tạo từ vật liệu là thép carbon.
- Yêu cầu về độ chính xác gia công và chất lượng bề mặt của chi tiết là không cao.
- Số lượng gia công ít, phù hợp với hình thức tổ chức sản xuất đơn chiếc.
* Bước 2. Chuẩn bị phôi:
- Để giảm thời gian gia công và đảm bảo đủ lượng dư gia công:
+ Phôi được lựa chọn là phôi thép cán có kích thước Ø48 × 62 mm.
- Phương pháp chuẩn bị phôi là phương pháp cắt đứt.
* Bước 3. Xác định trình tự các nguyên công:
- Với hình thức tổ chức sản xuất đã xác định được ở bước 1 là đơn chiếc thì quy trình công nghệ gia công chi tiết chỉ nên có một nguyên công với:
+ Trình tự các bước phù hợp với phương thức tập trung nguyên công theo trình tự như sau:
STT | Nội dung gia công | Mô tả |
1 | Tiện mặt đầu | |
2 | Tiện kích thước trụ ngoài \(\varnothing\)45 x 40 mm | |
3 | Tiện vát mép 2 x 45° mm | |
4 | Đảo đầu và tiện mặt phẳng đạt kích thước chiều dài 60 mm | |
5 | Tiện kích thước trụ ngoài \(\varnothing\)35 x 20 mm | |
6 | Tiện vát mép 2 x 45° mm | |
7 | Tiệm cắt rãnh 2 x 2 mm |
* Bước 4. Lựa chọn thiết bị và dụng cụ gia công:
- Thiết bị gia công cho tất cả các nguyên công là máy tiện vạn năng.
- Dụng cụ gia công:
+ (1) Dao tiện ngoài.
+ (2) Dao tiện đầu cong 45°.
+ (3) Dao tiện cắt rãnh gắn mảnh hợp kim.
* Bước 5. Xác định chế độ gia công:
Căn cứ vào yêu cầu kĩ thuật trên bản vẽ, chế độ gia công của máy, kích thước phôi,... chế độ gia công được xác định như sau:
- Chiều sâu gia công (t):
+ Tiện trụ ngoài t = 1,5 mm.
+ Tiện mặt đầu t = 1 mm;
+ Tiện vát mép và cắt rãnh t = 2 mm.
- Số vòng quay trục chính (n):
+ Tiện cắt rãnh n = 315 (vòng/phút).
+ các bề mặt còn lại n = 630 (vòng/phút).
- Lượng chạy dao (S):
+ Tiện cắt rãnh S = 0,03 (mm/vòng);
+ Các bề mặt còn lại S = 0,2 (mm/vòng).
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây