Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 9 (Phần II) - Bảo vệ chủ quyền Biển Đông và ý nghĩa lịch sử đấu tranh bảo vệ tổ quốc từ sau tháng 4 năm 1975 đến nay SVIP
BÀI 9 - ĐẤU TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC TỪ SAU THÁNG 4 - 1975 ĐẾN NAY
3. Cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia Việt Nam trên Biển Đông
- Văn bản pháp lí:
+ Ngày 12 - 5 - 1977, ban hành “Tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam”.
+ Năm 1982, Việt Nam là quốc gia thứ 63 phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS).
+ Năm 2012, Quốc hội thông qua Luật biển Việt Nam.
+ Hiện nay, Việt Nam tích cực thúc đẩy việc thực hiện Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
- Quản lí hành chính:
+ Năm 1982, thành lập huyện đảo Hoàng Sa (trực thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng) và Trường Sa (trực thuộc tỉnh Đồng Nai, nay thuộc Khánh Hoà).
+ Năm 2007, thành lập thị trấn Trường Sa cùng hai xã đảo: Song Tử Tây và Sinh Tồn trực thuộc huyện đảo Trường Sa.
- Hoạt động thực thi chủ quyền:
+ Tổ chức triển lãm các hiện vật lịch sử, nghiên cứu, khảo sát điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng.
+ Xây bia chủ quyền, thiết lập các ngọn đèn biển và đưa dân ra sinh sống trên các đảo.
Hình 1: Lễ Chào cờ trên đảo Trường Sa lớn
- Hoạt động quân sự:
+ Năm 1988, Trung Quốc đưa quân đánh chiếm một số đảo, bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa (Cô Lin, Gạc Ma,…).
→ Hải quân Nhân dân Việt Nam anh dũng chiến đấu bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
+ Năm 2014, Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lí của Việt Nam ở Biển Đông.
→ Việt Nam đã tăng cường lực lượng tại khu vực, đồng thời tích cực đấu tranh ngoại giao, buộc Trung Quốc phải rút giàn khoan.
Hình 2: Tàu HQ 604 rời cảng Cam Ranh ( 3 - 1988)
III - Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1. Ý nghĩa lịch sử
- Làm thất bại ý đồ và hành động xâm lược, chống phá Việt Nam của các thế lực thù địch.
- Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc xây dựng đất nước.
- Để lại những bài học kinh nghiệm quý giá cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tương lai.
- Làm tròn nghĩa vụ quốc tế đối với nhân dân Cam - pu - chia, đồng thời tích cực góp phần bảo vệ độc lập dân tộc, hoà bình ở Đông Dương và khu vực Đông Nam Á.
2. Bài học kinh nghiệm
- Phát huy tinh thần yêu nước: tạo nên động lực và sức mạnh to lớn đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay.
- Củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc:
+ Các tổ chức mặt trận đã giữ vai trò to lớn trong xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.
+ Hiện nay, khối đại đoàn kết dân tộc được tập hợp tại Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của khu vực, quốc tế.
- Phát triển, sáng tạo nghệ thuật lãnh đạo và nghệ thuật quân sự:
+ Nghệ thuật lãnh đạo: vừa kháng chiến vừa kiến quốc, tiến hành đồng thời cách mạng xã hội chủ nghĩa và cách mạng dân chủ nhân dân; kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị, đấu tranh ngoại giao,…
+ Nghệ thuật quân sự: tiến hành chiến tranh nhân dân; kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy; đánh địch bằng ba mũi giáp công (chính trị, quân sự, binh vận); phối hợp giữa mặt trận chính diện và mặt trận sau lưng địch; kết hợp chặt chẽ ba thứ quân (bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích),…
→ Góp phần phục vụ đắc lực quá trình lãnh đạo công cuộc xây dựng đất nước và xây dựng nền quốc phòng vững mạnh.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây