Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 8: Vương triều Gúp-ta SVIP
Hình 8.1. Đồng tiền vàng thời Gúp-ta (Nguồn: Internet)
➤ Đồng tiền vàng thời Gúp-ta được lưu hành phổ biến vào khoảng năm 335 - 368, thể hiện cho cuộc hôn nhân của vua San-đra Gúp-ta I (Chandragupta I) - tên của vị vua thành lập nên vương triều Gúp-ta.
Vậy, vương triều Gúp-ta ra đời như thế nào? Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội có đặc điểm gì nổi bật? Vương triều này có những thành tựu văn hóa chủ yếu nào? Để tìm hiểu sâu hơn về vương triều Gúp-ta, chúng ta cùng bước vào bài học ngày hôm nay.
1. Điều kiện tự nhiên
Hình 8.2. Lược đồ tự nhiên của Ấn Độ (Nguồn: Internet)
- Những nét chính về điều kiện tự nhiên của Ấn Độ:
- Lãnh thổ Ấn Độ thuộc khu vực Nam Á, được ví như một tiểu lục địa.
- Phía bắc là dãy Hi-ma-lay-a (Himalaya) ngăn cách Ấn Độ với các vùng đất bên ngoài. Ba mặt còn lại (đông, tây, nam) đều giáp biển, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương, buôn bán.
- Đồng bằng sông Ấn và sông Hằng cung cấp nguồn phù sa màu mỡ và nước cho sự phát triển nông nghiệp.
- Phía nam là cao nguyên Đê-can (Deccan) có nhiều khu rừng nguyên sinh với nhiều nguồn lâm sản, hương liệu quý. Cư dân sống chủ yếu bằng nghề chăn thả gia súc.
- Ấn Độ nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa và có sự khác biệt giữa các vùng trong lãnh thổ Ấn Độ.
Sự đa dạng về điều kiện tự nhiên đã tác động đến lịch sử của Ấn Độ thời phong kiến.
2. Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Ấn Độ thời Gúp-ta
Hình 8.3. Tượng Chandragupta I - vị vua sáng lập ra vương triều Gúp-ta
(Nguồn: Internet)
- Những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội thời kì Gúp-ta:
- Về chính trị:
+ Năm 232 TCN, hoàng đế A-sô-ca (Ashoka) băng hà, Ấn độ rơi vào tình trạng phân liệt. Hơn 500 năm sau, năm 320, Ấn Độ thống nhất lại dưới vương triều Gúp-ta.
+ Đầu thế kỉ VI, những người Hung Nô và một số tộc người của Trung Á tràn vào xâm lược Bắc Ấn. Vương triều Gúp-ta bị chia nhỏ và kết thúc vào năm 535.
Vương triều Gúp-ta đã mở rộng thế lực và thống nhất phần lớn lãnh thổ Ấn Độ, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế và truyền bá văn hóa ra ngoài khu vực.
- Về kinh tế:
+ Phần lớn người dân sống ở nông thôn và làm nghề nông. Diện tích canh tác được mở rộng và nhiều công trình thủy lợi được xây dựng.
+ Thương mại khá phát triển ở thành thị, các đồng tiền vàng, bạc được lưu hành rộng rãi.
+ Nghề luyện kim, đặc biệt là luyện sắt và làm đồ trang sức đạt đến đỉnh cao so với thế giới lúc bấy giờ.
Hình 8.4. (Nguồn: Internet)
- Về xã hội:
+ Chế độ phân biệt đẳng cấp vẫn tiếp tục tồn tại dưới thời Gúp-ta. Chế độ đẳng cấp Vác-na dần chuyển sang chế độ đẳng cấp Cax-ta, phân chia cư dân để thể hiện rõ sự khác biệt về vị trí xã hội và nghề nghiệp của mỗi người.
+ Quá trình phong kiến hóa dẫn tới sự ra đời của hai giai cấp cơ bản: địa chủ phong kiến (có nguồn gốc từ tăng lữ, quý tộc và vũ sĩ) và nông dân (xuất thân từ những người lao động).
+ Theo đó, những người bán hàng thuộc đẳng cấp cao hơn người làm thợ làm da, bởi vì người thợ làm đồ da phải xử lý những con vật chết.
Xã hội Ấn Độ dưới vương triều Gúp-ta đã đạt đến sự thịnh trị, đời sống nhân dân ổn định, hạnh phúc.
3. Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu
Những thành tựu tiêu biểu của văn hoá Ấn Độ thời Gúp-ta:
- Tôn giáo:
+ Hin-đu (Hindu) giáo là tôn giáo chính.
+ Tuy nhiên, Phật giáo cũng được coi trọng. Trường Đại học Phật giáo Na-lan-đa trở thành trung tâm giáo dục bậc cao trong suốt thời kì Gúp-ta. Ở đây, người học vẫn được học kinh Vê-đa (Veda), triết học Hin-đu cùng ngữ pháp, y học.
Hình 8.5. Nền móng của Trường Đại học Nalanda (Nguồn: Internet)
- Về văn học:
+ Văn thơ chữ Phạn đạt được nhiều thành tựu.
+ Nhà văn xuất sắc nhất là Ka-li-đa-sa (Kalidasa), ông là tác giả của tác phẩm Sơ-kun-tơ-la (Sakuntala), mô tả tình yêu giữa nàng Sơ-kun-tơ-la và nhà vua Đu-sơn-ta (Dushyanta), sinh ra Bha-ra-ta (Bharata) - vị thủy tổ của nhân dân Ấn Độ. Tên đất nước Ấn Độ (tiếng Hin-đi (Hindi) là Bha-ra-ta) được gọi theo tên của vị thủy tổ này.
Hình 8.6. Tác phẩm Sakuntala (Nguồn: Internet)
- Về thiên văn học:
+ Người Ấn Độ quan sát được hiện tượng nguyệt thực, phát hiện ra bóng của Trái Đất có hình tròn phủ lên Mặt Trăng.
+ Đưa ra giả thuyết về Trái Đất hình tròn và tự quay quanh trục của nó. Trong khi, đến trước thế kỉ XVI, phần lớn người châu Âu vẫn tin Trái Đất có hình vuông hoặc nằm trên một mặt phẳng.
- Về y học:
+ Các thầy thuốc thời kì Gúp-ta đã biết phẫu thuật và khử trùng vết thương.
+ Đặc biệt, họ đã biết làm vắc-xin (vaccine) trên cơ sở tạo ra lây nhiễm cho một người ở dạng bệnh nhẹ để người đó không bị bệnh ở dạng nặng hơn.
- Về kiến trúc, điêu khắc:
+ Thời kì này, cư dân Ấn Độ đã tạo nên một phong cách nghệ thuật điển hình mang tên vương triều sản sinh ra nó: Phong cách nghệ thuật Gúp-ta.
+ Những công trình được xây dựng từ thời cổ đại như chùa hang A-gian-ta (Ajanta); Đại bảo tháp San-chi được hoàn thiện vào thời kì này.
+ Xuất hiện hàng loạt công trình kiến trúc nổi tiếng khác, như: cụm đền tháp En-lô-ra (Ellora); Đa-sa-va-ta-ra (Dashavatara),…
Hình 8.7. Quần thể kiến trúc Ellora (Nguồn: Internet)
Hình 8.8. Đền Dashavatara (Nguồn: Internet)
⚡Vận dụng
Em hãy tìm hiểu thêm thông tin về các thành tựu văn hóa của Ấn Độ dưới thời vương triều Gúp-ta. Những thành tựu nào có ảnh hưởng lớn đến ngày nay?
Chúc các em học tốt !!
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây