Bài học cùng chủ đề
- Bài 8 (Phần I) - Bối cảnh lịch sử và đấu tranh chống Mỹ giai đoạn 1954 - 1960
- Bài 8 (Phần II) - Chống Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của Mỹ (1961 - 1965) và Kế hoạch 5 năm lần I của Đảng
- Bài 8 (Phần III) - Chống Chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của Mỹ (1965 - 1968) và miền Bắc chống phá hoại lần I, làm nghĩa vụ hậu phương
- Bài 8 (Phần IV) - Chống Chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" của Mỹ (1969 - 1973) và miền Bắc chống phá hoại lần II, làm nghĩa vụ hậu phương
- Bài 8 (Phần V) - Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Nguyên nhân, ý nghĩa lịch sử kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975)
- Luyện tập bài 8_ Phần I
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 8 (Phần V) - Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Nguyên nhân, ý nghĩa lịch sử kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975) SVIP
BÀI 8 - CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC
(1954 - 1975)
II - CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CHÍNH CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC (1954 - 1975)
5. Giai đoạn 1973 - 1975
a) Miền Bắc
* Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội
- Đến năm 1974: cơ bản khôi phục các cơ sở kinh tế, hệ thống thuỷ nông, mạng lưới giao thông, các công trình văn hoá, giáo dục, y tế.
- Cuối năm 1974:
+ Sản xuất nông nghiệp, công nghiệp trên một số ngành, lĩnh vực đã đạt và vượt mức năm 1964 và năm 1971.
+ Đời sống nhân dân ổn định.
* Chi viện cho miền Nam
- Trong hai năm 1973 - 1974: miền Bắc đã đưa vào chiến trường miền Nam, Lào, Cam-pu-chia gần 20 vạn bộ đội. Đầu năm 1975 tăng thêm vào 57 000 bộ đội.
- Về vật chất - kĩ thuật: miền Bắc tăng cường chi viện, bảo đảm đầy đủ nhu cầu cấp bách cho chiến trường miền Nam.
Hình 1: Thanh niên miền Bắc hăng hái lên đường vào chiến trường miền Nam
b) Miền Nam
* Âm mưu của Mỹ - Nguỵ:
- Phía Mỹ:
+ Âm mưu: tiếp tục chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh và Đông Dương hóa chiến tranh.
+ Biện pháp: khi rút quân, để lại 2 vạn cố vấn quân sự đội lốt dân sự.
- Phía Nguỵ:
+ Tiếp tục gây chiến nhằm chiếm đất, giành dân với cách mạng.
+ Biện pháp thực hiện: mở các chiến dịch “Tràn ngập lãnh thổ”. → Hiệp định Pari bị phá hoại nghiêm trọng.
* Nhân dân miền Nam chiến đấu chống địch bình định, lấn chiếm, tạo thế và lực tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam:
- Trước khi có Nghị quyết 21: kết quả đấu tranh còn nhiều hạn chế và tổn thất.
- Sau khi có Nghị quyết 21: tháng 7 - 1973 Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 21 họp và nhận định:
+ Kẻ thù: Mỹ - Ngụy.
+ Nhiệm vụ: tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
+ Phương pháp: bạo lực cách mạng.
+ Đấu tranh trên cả ba mặt trận: quân sự, chính trị và ngoại giao.
- Trên mặt trận quân sự: Chiến dịch đường 14 - Phước Long (từ 12 - 12 - 1974 đến 6 - 1 - 1975). → Trận trinh sát Chiến lược.
+ Chính quyền Sài Gòn phản ứng mạnh, đưa quân đến chiếm lại nhưng thất bại.
→ Sự suy yếu và bất lực của quân đội Sài Gòn.
+ Mỹ phản ứng yếu ớt, chủ yếu dùng áp lực đe dọa từ xa. → Khả năng can thiệp trở lại bằng quân sự rất hạn chế của Mỹ.
+ Sự lớn mạnh và khả năng thắng lớn của quân ta.
Hình 2: Bộ Tư lệnh chủ lực miền Nam tiến công giải phóng cứ điểm Bộ Chỉ huy Cảnh sát ngụy ở Phước Long
* Giải phóng hoàn toàn miền Nam, giành toàn vẹn lãnh thổ
- Chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam:
+ Hoàn cảnh: so sánh lực lượng trên chiến trường thay đổi theo hướng có lợi cho ta.
+ Chủ trương: đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong 2 năm 1975 - 1976 nhưng nhấn mạnh “cả năm 1975 là thời cơ” và chỉ rõ “Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong 1975”.
+ Phương châm: Đánh nhanh thắng nhanh.
+ Mục tiêu: Đỡ thiệt hại cho dân và giữ gìn tốt các cơ sở văn hóa, kinh tế..., giảm bớt sự tàn phá của chiến tranh.
- Diễn biến: Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975
+ Chiến dịch Tây Nguyên (4 - 3 đến 24 - 3 - 1975)
-
Nguyên nhân: Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng nhưng lực lượng địch ở đây mỏng, bố phòng sơ hở.
-
Diễn biến: đánh nghi binh ở Plâycu - Kontum, trận then chốt ở Buôn Ma Thuột.
-
Kết quả: Tây Nguyên hoàn toàn giải phóng sau 20 ngày.
-
Ý nghĩa: Chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước từ tiến công chiến lược sang tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam.
Hình 3: Quân Giải phóng đánh chiếm sở chỉ huy sư đoàn 23 ngụy trong trận
Buôn Ma Thuột
+ Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (21 - 3 đến 29 - 3 - 1975)
-
Quân Giải phóng tiến công, giải phóng thành phố Huế, toàn tỉnh Thừa Thiên và Đà Nẵng.
-
Ý nghĩa: mở ra khả năng giải phóng hoàn toàn miền Nam ngay trong năm 1975.
+ Chiến dịch Hồ Chí Minh (26 - 4 đến 30 - 4 - 1975)
-
Trước khi bắt đầu chiến dịch giải phóng Sài Gòn, quân ta tiến công Xuân Lộc và Phan Rang - những căn cứ phòng thủ trọng yếu của địch bảo vệ Sài Gòn từ phía đông:
-
11h 30’ ngày 30 - 4 - 1975, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập báo hiệu chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.
Hình 4: Nhân dân Sài Gòn kéo về dinh Độc Lập chào mừng quân giải phóng.
III - NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI, Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954 - 1975).
1. Nguyên nhân thắng lợi
* Chủ quan:
- Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối kháng chiến đúng đắn và sáng tạo
- Truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết.
- Vai trò của hậu phương miền Bắc.
* Khách quan:
- Sự đoàn kết của 3 nước Đông Dương.
- Sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước Xã hội Chủ nghĩa khác.
2. Ý nghĩa lịch sử
* Với Việt Nam
- Kết thúc 21 năm kháng chiến chống Mỹ và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc từ sau cách mạng tháng Tám.
- Chấm dứt hoàn toàn ách thống trị của chủ nghĩa thực dân - đế quốc ở nước ta.
- Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ trong cả nước và thống nhất đất nước.
- Mở ra kỉ nguyên mới : Kỉ nguyên độc lập, thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội.
* Với thế giới
- Tác động mạnh đến tình hình nước Mỹ và thế giới, là nguồn cổ vũ to lớn đối với phong trào giải phóng dân tộc thế giới.
→ Thắng lợi đó mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn có tính thời đại sâu sắc.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây