Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX) SVIP
1. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu thời kì Bắc thuộc
Tên cuộc khởi nghĩa | Năm khởi nghĩa | Người lãnh đạo | Chống chính quyền cai trị | Tóm tắt diễn biến chính và kết quả |
Hai Bà Trưng | 40 | Trưng Trắc, Trưng Nhị | Nhà Hán |
- Năm 40, Hai Bà Trưng khởi nghĩa ở Hát Môn (Phúc Thọ, Hà Nội). Nghĩa quân đánh chiếm Mê Linh (Hà Nội), Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) và Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh). Thái thú Tô Định bỏ chạy về nước. Cuộc khởi nghĩa thắng lợi bước đầu, Trưng Trắc lên làm vua. - Năm 43, khởi nghĩa Hai Bà Trưng bị đàn áp. |
Bà Triệu | 248 | Triệu Thị Trinh | Nhà Ngô | Năm 248, Triệu Thị Trinh lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa. Nhà Ngô huy động một lực lượng lớn mới đàn áp được. |
Lý Bí | 542 | Lý Bí, Triệu Quang Phục | Nhà Lương và nhà Tùy |
- Năm 542, Lý Bí khởi nghĩa chống nhà Lương. Năm 544, cuộc khởi nghĩa thắng lợi, thành lập được nước Vạn Xuân. Sau khi Lý Bí qua đời, Triệu Quang Phục lên nắm quyền lãnh đạo tiếp tục cuộc khởi nghĩa. - Năm 545, nhà Lương cho quân sang xâm lược, Triệu Quang Phục chỉ huy nghĩa quân chiến đấu dũng cảm, sáng tạo và giành thắng lợi. - Năm 602, nhà Tùy đem quân sang đàn áp, cuộc khởi nghĩa thất bại. |
Phùng Hưng | Khoảng năm 776 | Phùng Hưng | Nhà Đường |
- Khoảng năm 776, Phùng Hưng khởi nghĩa ở Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội), đánh chiếm thành Tống Bình, quản lí đất nước trong một thời gian. - Năm 791, nhà Đường đem quân đàn áp. |
- Đầu thế kỉ X, cuộc nổi dậy của Khúc Thừa Dụ và trận chiến trên sông Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo giành thắng lợi đã kết thúc hoàn toàn hơn 1 000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc.
- Các cuộc khởi nghĩa trong thời kì Bắc thuộc thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quật cường của dân tộc trong đấu tranh chống ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc, giành độc lập dân tộc.
2. Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427)
a) Bối cảnh lịch sử
- Năm 1407, cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ thất bại, đất nước ta bước vào thời kì bị nhà Minh đô hộ (1407 - 1427). Nhà Minh đã thi hành chính sách cai trị, bóc lột nặng nề đối với nhân dân Việt Nam.
- Về hành chính, đặt Đại Ngu thành quận Giao Chỉ, chia thành các phủ, huyện để cai trị.
- Về kinh tế - xã hội, đặt ra nhiều thứ thuế nặng nề, lùng bắt những người tài đem về nước phục dịch.
- Về văn hóa, bắt dân ta phải theo phong tục của Trung Hoa, dùng nhiều thủ đoạn để thủ tiêu nền văn hóa Việt như ra lệnh đục bia, đốt sách.
- Dưới ách thống trị của nhà Minh, nhân dân ta đã nổi dậy ở nhiều nơi, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi (1407 - 1409), Trần Quý Khoáng (1409 - 1414),... song đều bị đàn áp.
- Trước cảnh nước mất, nhân dân lầm than, Lê Lợi - một hào trưởng có uy tín lớn ở vùng Lam Sơn (Thanh Hóa) đã dốc hết tài sản để triệu tập nghĩa sĩ, bí mật liên lạc với các hào kiệt, xây dựng lực lượng và chọn Lam Sơn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa.
b) Diễn biến chính
- Năm 1416, Lê Lợi cùng các hào kiệt tổ chức Hội thề ở Lũng Nhai (Thanh Hóa), quyết tâm đánh đuổi giặc Minh.
- Đầu năm 1418, tại vùng núi rừng Lam Sơn, Lê Lợi tự xưng là Bình Định Vương, kêu gọi nhân dân đứng lên đánh giặc cứu nước.
Thời gian | Tên giai đoạn | Diễn biến chính |
1418 - 1423 | Những năm đầu của cuộc khởi nghĩa | Căn cứ nhiều lần bị bao vây, nghĩa quân gặp nhiều khó khăn, phải 3 lần rút lên vùng núi Chí Linh (Thanh Hóa). |
1423 - 1424 | Giai đoạn tạm hòa hoãn | Tạm hòa hoãn với quân Minh để củng cố lực lượng, tìm phương hướng mới. |
1424 - 1425 | Giai đoạn mở rộng hoạt động và giành những thắng lợi đầu tiên |
- Nguyễn Chích hiến kế chuyển hướng hoạt động vào Nghệ An, mở rộng địa bàn của cuộc khởi nghĩa. - Cuối 1424, nghĩa quân giải phóng Nghệ An, sau đó giải phóng vùng rộng lớn từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân. |
1426 - 1428 | Giai đoạn tiến quân ra Bắc, khởi nghĩa toàn thắng |
- Tháng 11 - 1426, nghĩa quân giành thắng lợi ở Tốt Động - Chúc Động (Chương Mỹ, Hà Nội), quân Minh thất bại nặng nề. Nghĩa quân siết chặt vây hãm thành Đông Quan. - Tháng 10 - 1427, nghĩa quân liên tiếp giành thắng lợi tại Chi Lăng (Lạng Sơn), Cần Trạm, Phố Cát và Xương Giang (Bắc Giang). - Ngày 10 - 12 - 1427, Lê Lợi và Vương Thông dẫn đầu hai phái đoàn tham gia Hội thề Đông Quan. Chiến tranh chấm dứt. - Tháng 1 - 1428, quân Minh rút hết về nước, đất nước hoàn toàn giải phóng. |
c) Ý nghĩa lịch sử
- Khởi nghĩa Lam Sơn đã phát triển thành một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc có tính chất nhân dân rộng rãi.
- Cuộc khởi nghĩa thắng lợi đã chấm dứt thời kì đô hộ của nhà Minh, khôi phục nền độc lập dân tộc, đập tan âm mưu thủ tiêu nền văn hóa Đại Việt, mở ra thời kì phát triển mới của đất nước.
Chúc các em học tốt !
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây