Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Bài 7. Truyền và biến đổi chuyển động SVIP
I. MỘT SỐ CƠ CẤU TRUYỀN CHUYỂN ĐỘNG
- Truyền chuyển động là truyền và biến đổi tốc độ giữa các bộ phận của máy đặt xa nhau.
- Có 2 loại truyền chuyển động:
+ Truyền động ma sát.
+ Truyền động ăn khớp.
1. Truyền động ma sát
- Là cơ cấu truyền chuyển động từ một vật (vật dẫn) tới một vật khác (vật bị dẫn) nhờ lực ma sát.
- Phổ biến nhất là truyền động đai.
a. Cấu tạo bộ truyền động đai
- Cấu tạo gồm 3 bộ phận: bánh dẫn, bánh bị dẫn và dây đai.


b. Nguyên lí làm việc
- Tỉ số truyền i được xác đinh bởi công thức:
i =\(\dfrac{n_1}{n_2}\) = \(\dfrac{D_1}{D_2}\) hay \(n_2\)= \(n_1\)✖\(\dfrac{D_1}{D_2}\)
- Trong đó:
\(D_1\): đường kính của bánh dẫn 1.
\(n_1\): tốc độ quay của bánh dẫn 1.
\(D_2\): đường kính của bánh bị dẫn 2.
\(n_2\): tốc độ quay của bánh bị dẫn 2.
i = 1: tốc độ quay của bánh dẫn và bánh bị dẫn bằng nhau.
i > 1: bánh dẫn quay nhanh hơn bánh bị dẫn và ngược lại.
- Sử dụng trong nhiều loại máy khác nhau như máy khoan, máy khâu, máy tiện, máy kéo, ô tô,...

2. Truyền động ăn khớp
- Là cơ cấu truyền chuyển động từ vật dẫn tới vật bị dẫn qua các cơ cấu ăn khớp.
- Có 2 loại truyền động ăn khớp:
+ Truyền động bánh răng.
+ Truyền động xích.
a. Cấu tạo


b. Nguyên lí làm việc
- Tỉ số truyền i được xác đinh bởi công thức:
i= \(\dfrac{n_1}{n_2}\)= \(\dfrac{Z_2}{Z_1}\)
- Trong đó:
\(Z_1\): số răng bánh dẫn hoặc đĩa dẫn (1).
\(n_1\): tốc độ quay của bánh dẫn hoặc đĩa dẫn (1).
\(Z_2\): số răng bánh bị dẫn hoặc đĩa bị dẫn (1).
\(n_2\): tốc độ quay của bánh bị dẫn hoặc đĩa bị dẫn (1).
c. Ứng dụng
- Sử dụng trong nhiều loại máy, thiết bị khác nhau như đồng hồ, hộp số xe máy, ô tô,...

II. MỘT SỐ CƠ CẤU BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG
- Là từ một chuyển động ban đầu biến đổi thành các chuyển động khác.
- Có 2 loại biến đổi chuyển động:
+ Cơ cấu tay quay con trượt.
+ Cơ cấu tay quay con lắc.
1. Cơ cấu tay quay con trượt
a. Cấu tạo
- Gồm 4 bộ phận chính:
+ Tay quay.
+ Thanh truyền.
+ Con trượt.
+ Giá đỡ.


b. Nguyên lí làm việc
- Khi tay quay (1) quay quanh trục A, đầu B của thanh truyền chuyển động tròn, làm cho con trượt (3) chuyển động tịnh tiến qua lại trên giá đỡ (4).
- Nhờ đó chuyển động tròn của tay quay được biến thành chuyển động tịnh tiến qua lại của con trượt.
c. Ứng dụng
- Dùng ở các máy khâu đạp chân, máy cưa gỗ, máy hơi nước, các máy có động cơ đốt trong,...

2. Cơ cấu tay quay thanh lắc
- Biến chuyển động quay thành chuyển động lắc và ngược lại.
a. Cấu tạo
- Gồm có 4 bộ phận chính:
+ Tay quay.
+ Thanh truyền.
+ Thanh lắc.
+ Giá đỡ.


động của máy khâu đạp chân.olm
b. Nguyên lí làm việc
- Khi tay quay AB quay đều quanh trục A thông qua thanh truyền BC, làm thanh lắc CD lắc qua lắc lại quanh trục D một góc xác định.
c. Ứng dụng
- Ứng dụng trong nhiều loại máy như: máy dệt, máy khâu đạp chân, xe tự đẩy, ...
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây