Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 7. Ngành nghề kĩ thuật, công nghệ SVIP
I. KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH NGHỀ KĨ THUẬT, CÔNG NGHỆ
- Là ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.
- Là ngành nghề hiện hữu trong mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội.
- Gồm nhiều nghề cụ thể khác nhau thuộc các lĩnh vực sản xuất như:
+ Công nghiệp.
+ Nông nghiệp.
+ Thủy sản,…
- Vai trò:
+ Tạo ra của cải, phát triển kinh tế.
+ Tạo ra các dịch vụ phục vụ.
+ Nâng cao chất lượng cuộc sống đồng thời cũng là nhóm ngành phục vụ nghiên cứu.
+ Liên tục cải tiến sản phẩm đem lại cho con người cuộc sống văn minh, hiện đại.
II. MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ KĨ THUẬT, CÔNG NGHỆ
1. Nghề thuộc ngành cơ khí
a. Giới thiệu chung
- Cơ khí là nhóm ngành đào tạo tập trung vào việc áp dụng các nguyên lí của toán học và khoa học để:
+ Thiết kế, phát triển và đánh giá vận hành các hệ thống thiết bị cơ khí sử dụng trong các hệ thống chế tạo và lắp ráp chuyên dụng.
- Một số nghề thuộc ngành cơ khí như:
+ Sửa chữa.
+ Cơ khí chế tạo.
+ Chế tạo khuôn mẫu, hàn,...
b. Yêu cầu và triển vọng phát triển
* Người lao động thuộc ngành cơ khí là người:
- Trực tiếp tham gia:
+ Thiết kế, lắp đặt.
+ Phân tích, đánh giá.
+ Vận hành, sửa chữa.
+ Bảo trì, bảo dưỡng.
- Đề xuất sáng kiến, ý tưởng giải pháp cải tiến công nghệ, trang thiết bị máy móc,...
* Yêu cầu:
- Biết sử dụng, vận hành các loại dụng cụ, thiết bị.
- Biết đọc bản vẽ, phân tích yêu cầu kĩ thuật, lập quy trình công nghệ và chế tạo, lắp ráp, sửa chữa các loại đồ gá, khuôn mẫu, máy móc, thiết bị.
- Biết phân tích, giải quyết vấn đề kĩ thuật chuyên môn.
- Biết sử dụng phần mềm phục vụ thiết kế, mô phỏng, chế tạo.
- Tự học và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn.
- Có óc sáng tạo, tư duy nhanh nhạy,...
* Đặc điểm và môi trường làm việc của ngành cơ khí nói chung khắc nghiệt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra tai nạn.
* Người lao động cần:
- Có sức khoẻ tốt, cẩn thận, kiên trì.
- Yêu thích công việc, đam mê máy móc và kĩ thuật.
- Phản ứng nhanh nhạy để xử lí tình huống trong quá trình lao động.
- Tuân thủ tuyệt đối an toàn lao động,...
* Triển vọng:
- Có mặt trong hầu hết các lĩnh vực:
+ Từ nhà máy xí nghiệp, gia công máy móc thiết bị, công trình đang thi công cho đến các hoạt động sản xuất và sửa chữa loại vật dụng gia đình thiết yếu,...
- Với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, công việc dần thay thế bởi máy móc.
=> Đây chính là nền tảng để ngành cơ khí không ngừng phát triển.
2. Nghề thuộc ngành điện, điện tử và viễn thông
a. Giới thiệu chung
- Là nhóm ngành đào tạo tập trung vào việc áp dụng các nguyên lí của toán học và khoa học.
=> Để thiết kế, phát triển, đánh giá vận hành hệ thống điện, điện tử và viễn thông.
- Ví dụ:
+ Kĩ thuật lắp đặt điện và điều khiển trong công nghiệp.
+ Hệ thống điện.
+ Vận hành nhà máy điện gió, điện mặt trời,...
b. Yêu cầu và triển vọng
* Người lao động thuộc ngành điện, điện tử và viễn thông có:
- Khả năng thiết kế, xây dựng, vận hành, sử dụng, bảo trì hệ thống điện, điện tử và thiết bị viễn thông.
- Tiếp cận, khai thác các sản phẩm, giải pháp kĩ thuật, công nghệ tiên tiến.
* Yêu cầu:
- Có hiểu biết về thiết bị điện.
- Biết điều khiển bộ thiết bị lập trình điện tử trong sản xuất công nghiệp.
- Biết thiết kế hệ thống đa phương tiện, phát thanh, truyền hình.
- Sử dụng các phần mềm phục vụ thiết kế, mô phỏng.
- Tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ.
- Có óc sáng tạo, tư duy nhanh nhạy,...
* Do đặc điểm và môi trường làm việc của ngành điện, điện tử và viễn thông đôi khi liên tục ở ngoài trời, trên cao nên người lao động cần:
- Có sức khoẻ tốt.
- Cẩn thận, tỉ mỉ, bình tĩnh, phản ứng nhanh nhạy, sáng tạo.
- Tuân thủ tuyệt đối an toàn lao động,...
* Triển vọng
- Sự phát triển của các thiết bị điện, điện tử và hệ thống mạng viễn thông, công nghệ vật liệu điện tử tiên tiến trong:
+ Các dây chuyển công nghệ và thiết bị thông minh.
+ Hệ thống mạng viễn thông phức tạp.
=> Mang lại nhu cầu nhân lực ngày càng cao.
- Nhu cầu nguồn nhân lực ngành điện, điện tử và viễn thông không chỉ phục vụ trong nước mà còn cho xuất khẩu lao động.
III. THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG NGÀNH KĨ THUẬT, CÔNG NGHỆ
- Người lao động thuộc ngành cơ khí có thể làm tại nhiều vị trí việc làm và cơ sở khác nhau gồm:
+ Trường học, viện nghiên cứu.
+ Nhà máy sản xuất, công ty, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, kinh doanh.
- Người lao động thuộc ngành điện, điện tử và viễn thông có thể làm việc tại:
+ Trường học, viện nghiên cứu.
+ Phòng thí nghiệm.
+ Công ty điện lực, bưu chính viễn thông.
+ Cơ sở kinh doanh.
+ Nhà máy sản xuất trong:
-
Khu chế xuất.
-
Khu công nghiệp.
+ Các đơn vị sản xuất công nghiệp:
-
Tự động hóa.
-
Điện tử hóa.
- Xu hướng:
+ Phương diện nghề nghiệp, nghề kĩ thuật, công nghệ thuộc lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp có sự phát triển trái chiều.
+ Trên phương diện khu vực kinh tế:
-
Tỉ lệ lao động làm việc trong ngành nghề thuộc công nghiệp chế biến , chế tạo gần như không thay đổi.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây