Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 7. Một số ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà SVIP
I. GIỚI THIỆU MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
1. Kĩ sư điện
- Là người nghiên cứu, tư vấn, thiết kế, chỉ đạo xây dựng, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điện.
- Nhiệm vụ chính:
+ Tư vấn, thiết kế hệ thống cho thiết bị điện gia dụng.
+ Lắp đặt và ứng dụng điện trong các tòa nhà và công trình khác.
+ Thiết lập các tiêu chuẩn, quy trình kiểm soát để giám sát hiệu suất và an toàn của các hệ thống, động cơ, thiết bị phát và phân phối điện.
+ Xác định phương pháp bảo trì và sửa chữa các mạng điện và thiết bị điện dân dụng.
2. Kĩ thuật viên kĩ thuật điện
- Là người hỗ trợ nghiên cứu, thiết kế, vận hành, bảo trì và sửa chữa hệ thống điện.
- Nhiệm vụ chính:
+ Thiết kế và lập kế hoạch chi tiết lắp đặt điện và mạch điện.
+ Lập kế hoạch lắp đặt, kiểm tra, giám sát an toàn và vận hành.
+ Lắp ráp, thử nghiệm, sửa chữa thiết bị điện theo yêu cầu an toàn.
3. Thợ điện
- Là người lắp đặt, bảo trì và sửa chữa hệ thống dây điện, thiết bị điện.
- Nhiệm vụ chính:
+ Lắp đặt, bảo trì và sửa chữa hệ thống dây điện và thiết bị điện trong nhà.
+ Kiểm tra bản thiết kế, sơ đồ nối dây, đảm bảo an toàn.
+ Lập kế hoạch và lắp đặt hệ thống điện, thiết bị và phụ tùng.
+ Kiểm tra, xác định lỗi và sửa chữa các thiết bị điện.
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
1. Sản phẩm lao động
- Bản thiết kế sơ đồ nguyên lí, sơ đồ lắp đặt mạng điện.
- Mạng điện được lắp đặt trong nhà.
2. Đối tượng lao động
- Thiết bị đóng cắt và lấy điện trong gia đình.
- Nguồn điện một chiều và xoay chiều điện áp thấp.
- Dụng cụ đo điện cơ bản.
- Thiết bị, vật liệu, dụng cụ dùng cho lắp đặt mạng điện trong nhà.
- Các loại đồ dùng điện.
3. Điều kiện làm việc
- Làm việc trong nhà, ngoài trời.
- Có nguy cơ mất an toàn về điện.
III. YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG CỦA NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
1. Về năng lực
- Có hiểu biết cơ bản về lĩnh vực kĩ thuật điện như:
+ An toàn điện.
+ Chức năng, cấu tạo, thông số kĩ thuật và cách vận hành các thiết bị điện, đồ dùng điện.
+ Quy trình thiết kế, lắp đặt, sửa chữa, kiểm tra mạng điện,…
- Có năng lực thực hiện công việc chuyên môn như:
+ Lựa chọn thiết bị, dụng cụ, vật liệu phù hợp.
+ Tính toán chi phí lắp đặt.
+ Sử dụng dụng cụ đo điện.
+ Thiết kế, lắp đặt, sửa chữa, kiểm tra và thử nghiệm mạng điện đảm bảo an toàn,…
- Có đủ sức khỏe để đáp ứng yêu cầu công việc, không mắc bệnh về tim mạch, huyết áp, thấp khớp,…
2. Về phẩm chất
- Yêu thích công việc, làm việc nhóm, có tinh thần trách nhiệm.
- Làm việc khoa học, kiên trì, cẩn thận và chính xác.
- Có ý thức đảm bảo an toàn lao động, tuân thủ quy trình an toàn điện và bảo vệ môi trường làm việc.
IV. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG, SỞ THÍCH CỦA BẢN THÂN ĐỐI VỚI MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
- Căn cứ vào đặc điểm và yêu cầu ngành nghề, vào khả năng và sở thích của bản thân để đánh giá sự phù hợp của bản thân với những ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây