Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 7: Chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất và hệ quả SVIP
I. CHUYỂN ĐỘNG QUANH MẶT TRỜI CỦA TRÁI ĐẤT
- Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời, hướng chuyển động từ tây sang đông, theo quỹ đạo dạng hình elip gần tròn.
- Trái Đất quay quay một vòng quanh Mặt Trời mất khoảng 365 ngày 6 giờ. Thời gian này gọi là một năm thiên văn.
- Trong khi chuyển động trên quỹ đạo, Trái Đất giữ nguyên độ nghiêng và hướng nghiêng của trục. Nhờ vậy, sinh ra hiện tượng mùa và ngày, đêm dài ngắn theo mùa trên Trái Đất.
Hình 1: Chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất và các mùa
II. HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG QUANH MẶT TRỜI CỦA TRÁI ĐẤT
1. Hiện tượng mùa
- Khái niệm: Mùa là một khoảng thời gian của năm, có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu.
- Nguyên nhân: do trục Trái Đất nghiêng và gần như không đổi hướng khi Trái Đất chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời. Khi ấy lần lượt bán cầu Bắc và bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời.
+ Bán cầu nào ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn thì nhận được nhiều nhiệt và ánh sáng hơn, lúc này là mùa nóng.
+ Bán cầu nào ngả về phía Mặt Trời ít hơn sẽ nhận được ít ánh sáng và nhiệt hơn, lúc này là mùa lạnh.
- Người ta chia ra một năm gồm 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông.
2. Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa
- Vào ngày 21 - 3 (Xuân phân) và 23 - 9 (Thu phân), khắp mọi nơi trên Trái Đất đều có thời gian ngày và đêm dài bằng nhau. Trong hai ngày này, tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc tại Xích đạo nên lượng nhiệt và ánh sáng của Mặt Trời bằng nhau ở hai bán cầu Bắc và Nam.
- Từ sau ngày 21 - 3 đến trước ngày 23 - 9, bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn. Ngược lại, từ sau ngày 23 - 9 đến trước ngày 21 - 3, bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn. Bán cầu nào ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn sẽ có ngày dài, đêm ngắn. Ngược lại, bán cầu nào ngả về phía Mặt Trời ít hơn sẽ có ngày ngắn, đêm dài.
- Do đường phân chia sáng tối không trùng với trục Trái Đất nên các địa điểm ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam có hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau.
+ Các địa điểm nằm trên đường Xích đạo quanh năm luôn có ngày, đêm dài bằng nhau.
+ Càng xa Xích đạo về phía hai cực, sự chênh lệch ngày, đêm càng biểu hiện rõ rệt.
- Do mùa ở hai bán cầu diễn ra ngược nhau nên độ dài ngày, đêm ở hai bán cầu cũng ngược nhau. Khi bán cầu Bắc có ngày dài, đêm ngắn thì ở bán cầu Nam sẽ ngày ngắn, đêm dài.
Hình 2: Hiện tượng ngày đêm theo mùa
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây