Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 5: Phong trào Cải cách tôn giáo SVIP
Hình 5.1 (Nguồn: Internet)
➤ Đây là chân dung của nhà cải cách tôn giáo Mác-tin Lu-thơ (Martin Luther). Vào ngày 31 tháng 10 năm 1517, ông đã dán Luận văn 95 điều do ông viết lên cửa nhà thờ Vit-ten-béc (Wittenberg, Đức) để chỉ trích Giáo hội. Sự kiện này đã khởi đầu cho phong trào Cải cách tôn giáo ở Tây Âu.
Vậy, tại sao lại diễn ra phong trào này? Nội dung cơ bản của các cuộc cải cách tôn giáo là gì? Phong trào này đã có những tác động nào đối với xã hội Tây Âu? Để trả lời được những câu hỏi này, chúng ta cùng bước vào bài học hôm nay để tìm hiểu về phong trào Cải cách tôn giáo nhé.
1. Nguyên nhân của phong trào Cải cách tôn giáo
❏ Tại sao, nhà thờ bán “thẻ miễn tội” lại châm ngòi cho phong trào Cải cách tôn giáo bùng nổ?
➤ Bởi vì, "thẻ miễn tội” có thể xóa bỏ mọi tội lỗi cho con người. Giá bán tùy theo khả năng chi trả của người mua. Như vậy, người giàu có thể mua, người nghèo thì không có tiền để chi trả. Điều này, đã gây bất công và nảy sinh những mâu thuẫn trong lòng xã hội. Đặc biệt, nhà thờ sử dụng "thẻ miễn tội" với mục đích đơn thuần chỉ để lấy tiền, đây là hành vi không chuẩn mực của Giáo hội Thiên Chúa giáo.
2. Nội dung và tác động của cải cách tôn giáo đối với xã hội Tây Âu
- Nội dung cơ bản của các cuộc cải cách tôn giáo
Hình 5.2. Ảnh minh họa phong trào Cải cách tôn giáo (Nguồn: Internet)
- Các nhà cải cách tôn giáo công khai phê phán những hành vi sai trái của Giáo hội, chống lại việc Giáo hội tùy tiện giải thích Kinh thánh. Bởi, họ cho rằng chỉ cần đặt niềm tin vào Thiên Chúa và Kinh Thánh thì con người sẽ được cứu rỗi, không cần phải thông qua các giáo sĩ hay các nghi lễ phức tạp.
- Phủ nhận vai trò của Giáo hội, Giáo hoàng và chủ trương không thờ tranh tượng, xây dựng một Giáo hội có tổ chức đơn giản, tiện lợi và tiết kiệm thời gian hơn.
- Phong trào Cải cách tôn giáo diễn ra ở khắp các nước Tây Âu. Đi đầu là Đức, Thụy Sĩ sau đó đến Bỉ, Hà Lan, Pháp, Anh.
Hình 5.3. Giăng Can-vanh (Jean Calvin) - nhà cải cách tôn giáo nổi tiếng ở Thụy Sĩ
- Tác động của Cải cách tôn giáo đối với xã hội Tây Âu
- Phân chia Thiên Chúa giáo (Ki-tô giáo) thành hai giáo phái: Cựu giáo là Công giáo và Tân giáo là tôn giáo cải cách (Tin lành, Anh giáo,...).
Hình 5.4. Cựu giáo (hay Công giáo) tôn sùng, thờ phụng cả Đức Mẹ Maria, còn Tân giáo (hay tôn giáo cải cách) chỉ kính trọng, không tôn sùng Đức Mẹ Maria (Nguồn: Internet)
- Các thế lực bảo thủ đã đàn áp những người theo Tân giáo dẫn đến tình trạng bất ổn trong xã hội Tây Âu thế kỉ XVI- XVII và châm ngòi chiến tranh nông dân Đức (1524). Đây là cuộc đấu tranh đầu tiên của nông dân dưới ngọn cờ của tư sản chống lại phong kiến ở châu Âu.
Hình 5.5. Thomas Muntzer - người lãnh đạo phiến quân trong cuộc chiến tranh nông dân ở Đức năm 1524 (Nguồn: Internet)
- Tạo thuận lợi cho hoạt động phát triển kinh tế của giai cấp tư sản. Hầu hết các thành phố theo tôn giáo cải cách có nền kinh tế phát triển hơn so với các thành phố theo Công giáo.
⚡Vận dụng
Em hãy tìm hiểu thêm về đạo Công giáo và Tin lành ở Việt Nam. Hai đạo này có sự khác biệt gì và được du nhập vào Việt Nam như thế nào?
Chúc các em học tốt !!
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây