Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Da và điều hòa thân nhiệt SVIP
1. Da
➤ Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của da
Da là lớp bảo vệ đầu tiên ngăn cách các tác nhân từ bên ngoài xâm nhập vào bên trong cơ thể, tham gia vào cơ chế điều hoà thân nhiệt, bài tiết mồ hôi, tổng hợp vitamin D,…
Tầng sừng gồm những tế bào chết đã hoá sừng, xếp sít nhau, dễ bong ra.
Lớp bì cấu tạo từ các sợi mô liên kết bền chặt, trong đó có các thụ quan (tiếp nhận các kích thích từ môi trường ngoài), tuyến mồ hôi, tuyến nhờn (tiết chất nhờn lên bề mặt da), lông và bao lông, mạch máu.
Lớp mỡ dưới da có vai trò cách nhiệt và giữ ấm cho cơ thể.
➤ Tìm hiểu một số bệnh về da và các biện pháp chăm sóc, bảo vệ và làm đẹp da an toàn
Bệnh lang ben là bệnh nhiễm nấm ngoài da thường gặp. Bệnh có thể lây từ người này sang người khác khi dùng chung đồ dùng cá nhân như quần áo, khăn tắm,…
Bệnh mụn trứng cá do da bài tiết nhiều chất nhờn hoặc do bụi bẩn làm tắc nghẽn nang lông. Bệnh thường gặp ở thanh thiếu niên tuổi dậy thì, thường xuất hiện ở vùng mặt, ngực, lưng,…
Bệnh ghẻ do cái ghẻ kí sinh trong da gây ra. Ghẻ lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp giữa da người lành với da người bệnh, một số trường hợp có thể do dùng chung đồ dùng sinh hoạt cá nhân.
Ở tuổi dậy thì, tuyến nhờn hoạt động mạnh dễ gây ra các bệnh về da nếu không được giữ vệ sinh. Để bảo vệ da, cần hạn chế tiếp xúc với các yếu tố gây tổn thương da (nhiệt độ, tia tử ngoại, hoá chất,…), không tự ý nặn mụn, rửa mặt đúng cách, sử dụng kem chống nắng, trang điểm phù hợp,…
➤ Tìm hiểu các bệnh về da trong trường học hoặc khu dân cư, một số thành tựu ghép da trong y học
a. Mục tiêu
- Trình bày một số bệnh về da trong trường học hoặc khu dân cư: Tên bệnh, nguyên nhân, cách phòng ngừa,…
- Nêu được một số thành tựu ghép da trong y học: Các hình thức ghép da, cách tiến hành cơ bản, vai trò của thành tựu ghép da, hướng phát triển,…
b. Chuẩn bị: Sổ ghi chép, bút, máy ảnh, máy ghi âm, phiếu khảo sát,…
PHIẾU ĐIỀU TRA MỘT SỐ BỆNH VỀ DA TRONG TRƯỜNG HỌC HOẶC KHU DÂN CƯ Họ và tên cá nhân/nhóm điều tra: Địa điểm điều tra:
Nhận xét về tình hình mắc các bệnh về da: |
c. Sản phẩm dự kiến: Bảng kết quả, tranh, ảnh, phim tài liệu,… giới thiệu về các bệnh về da trong học đường hoặc khu dân cư; một số thành tựu ghép da trong y học.
d) Thực hiện dự án: Học sinh thực hiện dự án theo hướng dẫn của giáo viên.
2. Thân nhiệt
➤ Tìm hiểu thân nhiệt và cách đo thân nhiệt
Thân nhiệt là nhiệt độ cơ thể. Ở người bình thường, nhiệt độ cơ thể trung bình khoảng 36,5 - 37 oC. Thân nhiệt có thể thay đổi tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, giới tính, mức độ hoạt động,…
Đo thân nhiệt là một trong những cách để kiểm soát sự thay đổi nhiệt độ cơ thể. Thân nhiệt có thể được đo ở nhiều vị trí khác nhau: Trán, miệng, nách, hậu môn,…
Thân nhiệt có thể đo bằng nhiều loại nhiệt kế: Nhiệt kế thuỷ ngân, nhiệt kế điện tử, nhiệt kế hồng ngoại.
Các bước tiến hành đo thân nhiệt bằng nhiệt kế điện tử:
- Bước 1: Bật nguồn nhiệt kế.
- Bước 2: Đưa đầu nhiệt kế vào vị trí cần đo (trán, tai,…) và ấn nút bật để máy nhận dữ liệu và tiến hành đo.
- Bước 3: Đợi khoảng 3 - 5 giây, đọc kết quả đo; so sánh với mức nhiệt độ tiêu chuẩn để có kết luận về tình trạng nhiệt độ cơ thể.
- Bước 4: Tắt nguồn nhiệt kế, vệ sinh và bảo quản để đảm bảo chất lượng sử dụng, tuổi thọ của thiết bị.
➤ Tìm hiểu vai trò và cơ chế duy trì thân nhiệt ổn định ở người
Da có vai trò quan trọng trong quá trình điều hoà thân nhiệt thông qua hoạt động của các tuyến mồ hôi và hệ thống mao mạch dưới da. Trong quá trình này, hệ thần kinh đóng vai trò điều khiển các phản ứng của da khi tiếp nhận các kích thích từ môi trường.
➤ Tìm hiểu một số phương pháp chống nóng, lạnh cho cơ thể và một số biện pháp chống cảm nóng, cảm lạnh
Khi nhiệt độ môi trường cao mà không thông thoáng, nếu sự toả nhiệt và toát mồ hôi ngừng trệ sẽ làm nhiệt độ cơ thể tăng cao, dễ bị cảm nóng.
Khi thân nhiệt đang cao mà tắm ngay hoặc ngồi nghỉ nơi gió lùa, cơ thể dễ bị cảm lạnh. Ngoài ra, vào mùa rét, nhiệt độ không khí xuống thấp, cơ thể mất nhiệt nhiều, nếu không giữ cho cơ thể đủ ấm cũng sẽ bị cảm lạnh.
Trong giai đoạn chuyển mùa, thời tiết có nhiều thay đổi đột ngột, cơ thể dễ bị cảm nóng, cảm lạnh. Để phòng, chống cảm nóng, cảm lạnh cần sử dụng các phương pháp chống nóng, lạnh phù hợp. Bên cạnh đó, nên tăng cường rèn luyện cơ thể để tăng sức chịu đựng của cơ thể khi nhiệt độ môi trường thay đổi.
1. Da có cấu tạo gồm ba lớp: lớp biểu bì, lớp bì và lớp mỡ dưới da. Da có chức năng bảo vệ cơ thể, điều hoà thân nhiệt, tiếp nhận kích thích từ môi trường,…
2. Một số bệnh về da thường gặp: Lang ben, ghẻ, mụn trứng cá,… Một số biện pháp chăm sóc, bảo vệ và làm đẹp da an toàn: Tắm rửa, thay quần áo và giữ da sạch để tránh các bệnh ngoài da; thường xuyên rèn luyện cơ thể để nâng cao sức chịu đựng của cơ thể và của da; rửa mặt, sử dụng kem chống nắng, trang điểm,… đúng cách để có làn da khoẻ, đẹp.
3. Thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể. Đo thân nhiệt bằng nhiệt kế là cách để kiểm soát và theo dõi nhiệt độ cơ thể.
4. Da và hệ thần kinh có vai trò quan trọng trong việc điều hoà thân nhiệt.
5. Sử dụng các phương pháp và phương tiện chống nóng, lạnh một cách hợp lí để phòng, chống cảm nóng, cảm lạnh.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây