Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 4. Tính chí phí bữa ăn SVIP
I. KHÁI NIỆM THỰC ĐƠN
- Thực đơn là bảng liệt kê tất cả các món ăn trong một bữa ăn.
- Trình tự sắp xếp các món ăn trong thực đơn:
+ Phản ánh phong tục tập quán của vùng miền.
+ Giúp cho người lập thực đơn dễ dàng xác định giá trị dinh dưỡng và sự phù hợp của từng món.
- Thực đơn thường bao gồm:
+ Món lương thực chính (cơm, phở, bún, xôi, ngô,...):
-
Được chế biến từ gạo, ngô, khoai lang,...
-
Là nguồn cung cấp carbohydrate.
+ Món mặn (cá kho, thịt rim, tôm rang,...):
-
Được chế biến từ thịt, cá, tôm,...
-
Là nguồn cung cấp protein.
+ Món xào:
-
Được chế biến phối hợp nhiều nguyên liệu với nhau (thường là rau, củ với các thực phẩm giàu protein).
-
Được thực hiện bằng cách đảo (trộn) với dầu hoặc mỡ trên chảo nóng như thịt bò xào cần tây, thịt lợn xào súp lơ,...
-
Là nguồn cung cấp lipid, protein, chất xơ, chất khoáng,...
+ Món canh:
-
Có chứa nhiều nước như canh chua, canh rau nấu thịt hay tôm, ngao,...
-
Là nguồn cung cấp nước, chất xơ, chất khoáng,...
+ Món tráng miệng:
-
Là những món ăn nhẹ dùng sau khi kết thúc bữa ăn chính.
-
Thường là quả tươi, sữa chua,...
II. TÍNH CHI PHÍ CHO MỘT BỮA ĂN THEO THỰC ĐƠN CHO TRƯỚC
- Dự tính chi phí cho một bữa ăn của gia đình gồm bốn người: bố, mẹ, con gái (15 tuổi), con trai (11 tuổi) theo thực đơn sau:
+ Món lương thực chính: cơm trắng, khoai lang luộc.
+ Món mặn: cá chép kho.
+ Món xào: rau muống xào.
+ Món canh: canh bí đỏ.
+ Món tráng miệng: sữa chua, đu đủ chín.
- Các bước thực hiện:
+ Bước 1: Xác định khối lượng của mỗi loại thực phẩm.
+ Bước 2: Từ khối lượng thực phẩm sống sạch, dựa vào tỉ lệ thải bỏ tính khối lượng thực phẩm cần mua.
+ Bước 3: Dựa vào đơn giá các loại thực phẩm tại địa phương, tính chi phí cho bữa ăn.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây