Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 4. Một số công nghệ mới SVIP
I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG NGHỆ MỚI
- Là những công nghệ có giải pháp kĩ thuật phát triển hơn so với công nghệ hiện tại ở một lĩnh vực trong cuộc sống hoặc sản xuất.
- Công nghệ mới được ứng dụng hầu hết các lĩnh vực trong cuộc sống, gồm:
+ Công nghệ vật liệu nano.
+ Công nghệ CAD/CAM/CNC.
+ Công nghệ in 3D.
+ Công nghệ năng lượng tái tạo.
+ Công nghệ trí tuệ nhân tạo,...
II. MỘT SỐ CÔNG NGHỆ MỚI
1. Công nghệ nano
- Là công nghệ phân tích, chế tạo và ứng dụng các vật liệu có cấu trúc nano (thường có kích thước từ 1 đến 100 nano mét).
- Ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp và đời sống như các lĩnh vực:
+ Cơ khí, điện tử.
+ May mặc, thực phẩm.
+ Dược phẩm và y tế,...
2. Công nghệ CAD/CAM/CNC
* Công nghệ CAD/CAM/CNC:
- Là công nghệ sử dụng phần mềm CAD (Computer Aided Design) để thiết kế chi tiết.
- Sau đó chuyển mô hình thiết kế đến phần mềm CAM (Computer Aided Manufacturing).
=> Để lập quy trình công nghệ gia công chi tiết.
- Sau đó sử dụng máy điều khiển số CNC (Computer Numerical Control).
=> Để gia công chi tiết.
- Các quá trình CAD/CAM/CNC liên quan mật thiết và mang tính kế thừa với nhau:
+ Sản phẩm của quá trình CAD: bản vẽ thiết kế với đầy đủ:
-
Kích thước, yêu cầu kĩ thuật của chi tiết cần gia công.
+ Sản phẩm của quá trình CAM: quy trình công nghệ gia công chi tiết.
+ Sản phẩm của quá trình CNC: chi tiết thật được:
-
Gia công trên máy điều khiển số bằng chương trình của quá trình CAM.
- Ứng dụng trong thiết kế, chế tạo ra các sản phẩm cơ khí hiện nay như:
+ Các chi tiết máy.
+ Sản phẩm y tế.
+ Các sản phẩm trong ngành khuôn mẫu,...
3. Công nghệ in 3D
- Là công nghệ phân tách mô hình 3D thành các lớp 2D xếp chồng lên nhau.
- Quá trình in là việc sử dụng kĩ thuật in đắp dần từ mô hình thiết kế.
- Các lớp vật liệu sẽ được đắp chồng lên nhau một cách tuần tự.
- Ứng dụng:
+ Lĩnh vực thiết kế thời trang.
+ Lĩnh vực y học.
+ Lĩnh vực cơ khí.
+ Thực phẩm,...
4. Công nghệ năng lượng tái tạo
- Là công nghệ sản xuất năng lượng trên cơ sở chuyển hóa từ các nguồn năng lượng liên tục, vô hạn, ít tác động tiêu cực đến môi trường như:
+ Năng lượng gió.
+ Năng lượng mặt trời,...
- Ứng dụng:
+ Chủ yếu dùng để sản xuất điện.
+ Ngoài ra còn để sưởi ấm, tạo nước nóng,...
5. Công nghệ trí tuệ nhân tạo (Al)
- Là công nghệ mô phỏng các hoạt động trí tuệ của con người bằng máy móc, đặc biệt là các hệ thống hệ máy tính.
- Sản phẩm:
+ Phần mềm máy tính có thể tự động hóa các hành vi thông minh như con người.
- Ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp và đời sống như:
+ Y tế, kinh doanh.
+ Giáo dục, sản xuất,…
6. Công nghệ Internet vạn vật (IoT)
- Là công nghệ kết nối, thu thập và trao đổi dữ liệu với nhau giữa các máy tính, máy móc, thiết bị kĩ thuật số và cả con người thông qua môi trường internet.
- Công nghệ Internet vạn vật lan tỏa lợi ích của mạng internet tới mọi thiết bị được kết nối.
- Khi một thiết bị được kết nối với internet:
+ Thiết bị sẽ trở nên thông minh hơn nhờ khả năng:
-
Gửi hoặc nhận thông tin.
-
Tự động hoạt động dựa trên các thông tin đó.
- Ứng dụng trong các ngành như:
+ Công nghiệp.
+ Y tế, tài chính,...
7. Công nghệ Robot thông minh
- Là công nghệ Robot có “bộ não” sử dụng trí tuệ nhân tạo được:
+ Cải thiện về khả năng “nhận thức”, ra quyết định.
+ Thực thi nhiệm vụ theo cách toàn diện hơn so với robot truyền thống.
- Ứng dụng:
+ Y tế, giáo dục.
+ Quân sự, giải trí, trong sản xuất,…
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây