Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 34: Địa lí ngành giao thông vận tải SVIP
1. Vai trò, đặc đểm
a. Vai trò
- Với kinh tế, giao thông vận tải vận chuyển nguyên liệu, vật tư kĩ thuật, ... đến nơi sản xuất và sản phẩm đến nơi tiêu thụ.
- Với đời sống xã hội, giao thông vận tải vận chuyển hành khách, phục vụ nhu cầu đi lại của dân cư, kết nối các địa phương, tăng cường khả năng an ninh quốc phòng. Đồng thời, thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế.
- Giao thông vận tải gắn kết giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội.
b. Đặc điểm
- Đối tượng phục vụ của giao thông vận tải là con người và các sản phẩm vật chất do con người làm ra.
- Chất lượng của dịch vụ giao thông vận tải được đánh giá bằng tốc độ chuyên chở, sự tiện nghi, sự an toàn cho hành khách và hàng hoá.
- Tiêu chí đánh giá khối lượng dịch vụ của giao thông vận tải là
+ Khối lượng vận chuyển (số lượt khách, số tấn hàng hoá).
+ Khối lượng luân chuyển (số lượt khách.km, số tấn.km).
+ Cự li vận chuyển (km).
- Sự phân bố của ngành giao thông vận tải có tính đặc thù, theo mạng lưới.
- Khoa học - công nghệ làm thay đổi loại hình, chất lượng,… của giao thông vận tải.
2. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố
Nhân tố | Tác động |
Vị trí địa lí | + Ảnh hưởng đến sự có mặt của loại hình giao thông vận tải, hình thành mạng lưới giao thông vận tải, sự kết nối giao thông vận tải bên trong và ngoài lãnh thổ. |
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên | + Ảnh hưởng tới sự lựa chọn loại hình vận tải thích hợp, sự phân bố mạng lưới giao thông và sự hoạt động của các phương tiện vận tải. |
Điều kiện kinh tế - xã hội |
+ Sự phát triển, phân bố các ngành kinh tế và dân cư: Ảnh hưởng tới sự hình thành các đầu mối và mạng lưới giao thông vận tải, quyết định khối lượng vận tải. + Vốn đầu tư: Ảnh hưởng tới quy mô và tốc độ phát triển giao thông vận tải, loại hình giao thông vận tải. + Khoa học - công nghệ: Ảnh hưởng tới trình độ (vận tốc phương tiện, sự an toàn, sự tiện nghi,...) của giao thông vận tải. |
3. Tình hình phát triển và phân bố
a. Đường ô tô
- Tình hình phát triển
+ Ưu thế của giao thông vận tải đường ô tô là sự tiện lợi, tính cơ động, dễ kết nối với các loại hình vận tải khác,...
+ Tổng chiều dài đường ô tô trên thế giới không ngừng tăng (27803,8 nghìn km - 2000 lên 38016,5 nghìn km - 2019.
+ Số lượng phương tiện vận tải ngày càng tăng.
+ Việc sử dụng phương tiện ô tô gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng về môi trường.
-> Phát triển phương tiện giao thông thân thiện với môi trường, giao thông thông minh đang được các quốc gia hướng tới.
Hình 1: Đường ô tô
- Sự phân bố
+ Mật độ và chiều dài đường ô tô rất khác nhau giữa các châu lục và các quốc gia.
+ Năm nước có chiều dài đường ô tô lớn nhất (Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ, Bra-xin, Liên bang Nga) đã chiếm hơn 1/2 tổng chiều dài đường ô tô của thế giới.
b. Đường sắt
- Tình hình phát triển
+ Đầu thế kỉ XIX, giao thông vận tải đường sắt ra đời.
+ Vận tải đường sắt không ngừng phát triển cả về chiều dài tuyến đường, trình độ kĩ thuật, khả năng vận hành,...
+ Tổng chiều dài đường sắt của thế giới tăng (1011,7 nghìn km - 2000 lên 1321,9 nghìn km - 2019).
+ Tốc độ và sức vận tải đã tăng lên nhiều nhờ sự phát triển của công nghệ.
+ Ngành đường sắt tăng cường áp dụng công nghệ mới, tự động hoá để đạt hiệu quả tối ưu và chú ý tới bảo vệ môi trường.
+ Một số loại hình đường sắt phát triển: đường sắt trên cao, tàu điện ngầm, tàu siêu tốc,..
- Sự phân bố
+ Mạng lưới đường sắt có sự phân bố không đều giữa các châu lục và các quốc gia.
+ Châu Âu và Đông Bắc Hoa Kỳ là những nơi có mật độ đường sắt cao nhất thế giới.
Hình 2: Tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam
c. Đường hàng không
- Tình hình phát triển
+ Là ngành GTVT ra đời muộn, phát triển mạnh mẽ cả về số lượng, chất lượng.
+ Năm 2018, ngành hàng không thế giới vận chuyển được hơn 4,4 tỉ lượt hành khách.
+ Các máy bay ngày càng hiện đại, vận chuyển được khối lượng lớn, bay được quãng đường xa hơn với tốc độ nhanh hơn và an toàn hơn.
+ Bảo vệ môi trường không khí cũng là vấn đề lớn của ngành vận tải đường hàng không.
- Sự phân bố
+ Các tuyến đường hàng không sôi động nhất là các tuyến xuyên Đại Tây Dương nối châu Âu với châu Mỹ và các tuyến nối Hoa Kỳ với khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
+ Các nước có nhiều sân bay quốc tế vận chuyển lượng hành khách lớn của thế giới là Hoa Kỳ, Trung Quốc,...
+ Các sân bay quốc tế vận chuyển hành khách lớn nhất năm 2019 là: Át-lan-ta (Hoa Kỳ), Bắc Kinh (Trung Quốc), Lốt An-giơ-lét (Hoa Kỳ), Dubai,…
Hình 3: Biểu đồ thể hiện số lượng hành khách vận chuyển bằng đường hàng không qua các thời kì
d. Đường biển
- Tình hình phát triển
+ Giao thông đường biển đảm nhiệm 3/5 khối lượng luân chuyển hàng hóa.
+ Khối lượng hàng hoá vận chuyển bằng tàu công-te-nơ không ngừng tăng.
+ Ngành vận tải đường biển hướng tới quy trình chặt chẽ, hạn chế rủi ro.
+ Chú ý tới vấn đề bảo vệ môi trường biển và đại dương.
- Sự phân bố
+ Các tuyến đường biển hoạt động sôi động nhất là các tuyến kết nối giữa châu Âu với khu vực châu Á - Thái Bình Dương và các tuyến kết nối hai bờ Đại Tây Dương.
+ Các cảng biển có lượng hàng hoá lưu thông qua cảng lớn nhất (năm 2019) đều nằm ở châu Á: Thượng Hải, Xin-ga-po, Ninh Ba - Chu Sơn, Thâm Quyến, Bu-san,....
Hình 4: Bản đồ các luồng vận tải hàng hóa bằng đường biển chủ yếu trên thế giới
e. Đường sông, hồ
- Tình hình phát triển
+ Vận tải trên sông, hồ xuất hiện từ rất sớm dựa trên hệ thống sông, hồ tự nhiên và ngày càng thuận lợi nhờ các hoạt động cải tạo sông, hồ của con người.
+ Cải tạo cơ sở hạ tầng đường thuỷ, kết nối vận tải đường thuỷ và cảng biển bằng công-te-nơ, ứng dụng công nghệ cao,... là xu hướng phát triển của ngành vận tải đường sông, hồ trong tương lai.
Hình 5: Vận tải đường sông
- Sự phân bố
+ Các quốc gia phát triển mạnh giao thông sông, hồ: Hoa Kỳ, Liên bang Nga, Ca-na-đa.
+ Các hệ thống sông, hồ có tiềm năng lớn về giao thông là Đa-nuýp, Rai-nơ, Von-ga,... (châu Âu), Mê Công, Dương Tử,... (châu Á), Mi-xi-xi-pi và Ngũ Hồ,... (châu Mỹ).
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây