Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
![](https://rs.olm.vn/images/bird.gif)
Bài 3. Thiết kế mạng điện trong nhà SVIP
I. MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
- Thường có điện áp 220 V.
- Nhận điện năng từ mạng phân phối.
- Cung cấp điện cho các đồ dùng điện trong gia đình qua:
+ Hệ thống dây pha, dây trung tính.
+ Công tơ điện.
- Sơ đồ mạng điện trong nhà là một bản vẽ thiết kế, trong đó các thiết bị:
+ Được thể hiện bằng các kí hiệu.
+ Nối với nhau bằng dây dẫn.
- Có 2 loại sơ đồ mạng điện: Sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt.
1. Sơ đồ nguyên lí
![Sơ đồ nguyên lí mạch điện.olm](https://cdn3.olm.vn/upload/img_teacher/0624/img_teacher_2024-06-24_667935881e99b.jpg)
- Thể hiện mối liên hệ điện giữa các thiết bị trong mạng điện.
- Được dùng để thiết kế sơ đồ lắp đặt.
2. Sơ đồ lắp đặt
![Sơ đồ lắp đặt mạch điện.olm](https://cdn3.olm.vn/convert/files2021/f2382795630/tgd8e/media/image2.png)
- Biểu thị rõ vị trí, cách lắp đặt các thiết bị và đồ dùng điện của mạng điện.
- Được dùng để dự trù:
+ Vật liệu lắp đặt, sửa chữa.
+ Số lượng các thiết bị điện có trong mạng điện.
II. THIẾT KẾ SƠ ĐỒ NGUYÊN LÍ
1. Thiết kế sơ đồ nguyên lí
![Sơ đồ nguyên lí.olm](https://cdn3.olm.vn/upload/img_teacher/0624/img_teacher_2024-06-24_667939c95b607.jpg)
Là quá trình tạo ra một bản vẽ mô tả cách thức kết nối các thiết bị và đồ dùng điện với nguồn cấp điện.
=> Đảm bảo các thiết bị và đồ dùng điện hoạt động theo yêu cầu sử dụng.
Các bước thiết kế sơ đồ:
a. Bước 1: Xác định nhiệm vụ thiết kế
- Đặc điểm về đồ dùng điện của mạng điện.
- Phạm vi của mạng điện:
+ Số lượng phòng.
+ Khu vực cần được cung cấp điện.
b. Bước 2: Xác định thiết bị, đồ dùng điện và mối liên hệ giữa chúng
- Xác định số lượng các thiết bị và đồ dùng điện cần lắp đặt.
- Công suất tải của mạng điện bằng cách ước tính công suất của các đồ dùng điện và thiết bị.
- Xác định số lượng và loại ổ cắm cần thiết.
- Vị trí đặt:
+ Bảng điện chính.
+ Bảng điện nhánh.
+ Ổ cắm lấy điện.
+ Công tắc trong từng khu vực.
- Hệ thống đầu nối và dây dẫn điện từ bảng phân phối điện đến các ổ cắm và thiết bị trong nhà.
c. Bước 3: Vẽ sơ đồ nguyên lí mạch điện
- Vẽ các thiết bị và các đường nối thể hiện mối liên hệ điện giữa các thiết bị.
- Kết quả đạt được: Bản vẽ sơ đồ nguyên lí mạng điện.
=> Lưu ý:
+ Mạch nguồn thường được đặt ngang.
+ Vị trí của các thiết bị đóng cắt, bảo vệ, lấy điện ở bên trái thiết bị điện.
+ Công tắc luôn được vẽ ở trạng thái ngắt mạch điện.
2. Thiết kế sơ đồ lắp đặt
![Sơ đồ lắp đặt.olm](https://cdn3.olm.vn/upload/img_teacher/0624/img_teacher_2024-06-24_6679392206a4b.jpg)
Được lập dựa trên:
- Sơ đồ nguyên lí.
- Vị trí thực tế của các thiết bị, đồ dùng điện.
- Nguồn cấp điện.
Các bước thiết kế sơ đồ lắp đặt:
a. Bước 1: Nghiên cứu sơ đồ nguyên lí
- Nghiên cứu sơ đồ nguyên lí, đưa ra cách nối các thiết bị và đồ dùng điện trong mạng.
b. Bước 2: Xác định vị trí lắp đặt thiết bị và đồ dùng điện
- Vẽ kí hiệu thiết bị và đồ dùng điện theo đúng vị trí thực tế.
- Xác định phương án nối dây cho các thiết bị và đồ dùng điện theo sơ đồ nguyên lí.
c. Bước 3: Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện
- Vẽ đường dây nguồn điện.
- Vẽ đường dây dẫn kết nối các thiết bị và đồ dùng điện theo:
+ Sơ đồ nguyên lí.
+ Cách nối dây đã lựa chọn.
- Lưu ý:
+ Mạch nguồn thường được đặt ngang.
+ Vị trí của các thiết bị đóng cắt, bảo vệ, lấy điện ở bên trái thiết bị điện.
+ Công tắc luôn được vẽ ở trạng thái ngắt mạch điện.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây